(HBĐT) - Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1 được khởi công ngày 28/11/2017, đi qua địa bàn 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, có tổng chiều dài 30 km, điểm đầu tuyến giao với đường Hồ Chí Minh tại km 479+300 thuộc địa phận xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), điểm cuối tuyến giao với QL 12B tại km 67+100, thuộc địa phận thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Dự án có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo kế hoạch, tuyến đường được hoàn thành đưa vào sử dụng sau 24 tháng (cuối năm 2018).


Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1 đoạn qua xã Bảo Hiệu (Yên Thủy). 

Là dự án trọng điểm của tỉnh, yêu cầu rất căng thẳng về tiến độ. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền hai huyện Lạc Sơn, Yên Thủy và các xã có tuyến đường đi qua đã rất nỗ lực trong công tác đền bù, GPMB, nhưng trong thực tế, dự án đã chậm tiến độ hơn 1 năm, nguyên nhân chính là do thiếu mặt bằng sạch.

Tại huyện Yên Thủy, dự án đi qua 7 xóm, thuộc 2 xã Bảo Hiệu, Lạc Lương, chiều dài 9,07 km, tổng diện tích thu hồi 185.793,4 m2 đất, với 527 hộ dân bị ảnh hưởng. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB đã được phê duyệt để chi trả cho các hộ bị ảnh hưởng trên 38.373 triệu đồng. Đến ngày 3/2/2020 đã chi trả trên 36.373 triệu đồng cho 526 hộ. Đến nay, trên tuyến thuộc địa bàn xã Lạc Lương còn 1 hộ không đồng ý với phương án bồi thường, nên chưa nhận tiền và bàn giao mặt bằng.

Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Văn Hải cho biết: Xác định tính chất cấp bách của dự án, UBND huyện cùng cấp ủy, chính quyền các xã đã tăng cường phối hợp chủ đầu tư và các bên liên quan, khẩn trương triển khai công tác GPMB. Lãnh đạo huyện, các xã đã trực tiếp đến các thôn, xóm tuyên truyền, vận động người dân hưởng ứng chủ trương của Nhà nước, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Với sự tập trung cao độ, kịp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong GPMB, đến nay, huyện đã bàn giao 98,6% mặt bằng cho chủ đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức thi công và kế hoạch giải ngân dự án. 

Công tác GPMB Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1 liên quan đến 322 hộ thuộc xã Lạc Lương. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã đã tăng cường tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao để Nhân dân ủng hộ công tác GPMB và quá trình thi công. Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Lương Bùi Văn Bình cho biết: Đến đầu tháng 2/2020, đã có 321/322 hộ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng cho dự án. Chúng tôi mong muốn Ban quản lý dự án tiếp tục đôn đốc nhà thầu huy động tối đa nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công, để đáp ứng yêu cầu tiến độ của dự án theo chỉ đạo của Bộ GTVT, cũng như nguyện vọng của dân cư trên địa bàn.

Cũng như nhiều dự án, công tác GPMB luôn là vấn đề hết sức khó khăn. Nhưng nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đối thoại đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, đa số người dân trên tuyến hưởng ứng chủ trương của Nhà nước, thực hiện bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Ông Bùi Văn Thông, xóm Quyết Thắng, xã Lạc Lương chia sẻ: Chúng tôi nhận thức rõ tuyến đường hoàn thành sẽ là huyết mạch giao thông quan trọng, phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, góp phần phát triển KT-XH địa phương. Vì vậy, đa số các hộ bị ảnh hưởng đã tự nguyện nhận tiền đền bù, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Do còn một số khó khăn trong thi công và vướng mắc trong đền bù, GPMB nên dự án bị chậm tiến độ, được UBND tỉnh gia hạn tới ngày 30/9/2020. Hiện, trên địa bàn huyện Yên Thủy còn duy nhất 1 hộ dân không đồng ý với phương án bồi thường. Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Văn Hải cho biết thêm: UBND huyện đã tuyên truyền, vận động và nhiều lần tổ chức đối thoại. Những thắc mắc, kiến nghị đều đã được giải quyết như: đo đạc lại diện tích đất, kiểm kê lại tài sản, cây trồng trên diện tích đất bị thu hồi, công khai phương án bồi thường và nhiều lần ban hành giấy mời hộ đến nhận tiền. Tuy nhiên, đến nay, hộ này vẫn không đến nhận tiền. Vì vậy, UBND huyện đã thành lập Ban cưỡng chế để thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi đất. Theo kế hoạch, chậm nhất đến ngày 15/5, huyện Yên Thủy sẽ cưỡng chế xong và dự án sẽ được thi công đảm bảo tiến độ.

Ngoài một hộ dân không đồng ý với phương án bồi thường vì cho rằng đơn giá bồi thường thấp, không phù hợp thực tế, một số hộ dân đã có ý kiến đề xuất, kiến nghị những bất cập về hệ thống cống thoát nước, tình trạng sạt lở, tác động do nổ mìn phá đá, ảnh hưởng đến nhà ở, ruộng vườn… Lãnh đạo UBND huyện Yên Thủy khẳng định: Cùng với giải pháp mạnh, cương quyết đối với những trường hợp cản trở thi công, cản trở GPMB, không để kéo dài tình trạng chậm bàn giao mặt bằng, các phòng, ban chức năng của huyện và chính quyền các xã sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, kiến nghị các nhà thầu có giải pháp phù hợp trong quá trình thi công, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống, sinh hoạt của dân cư trên địa bàn.


                                                            Đức Phượng

Các tin khác


Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Khu công nghiệp Nhuận Trạch

(HBĐT) - Kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch (Lương Sơn) mới đây, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo đưa KCN này là công trình dự án trọng điểm của tỉnh để tập trung chỉ đạo, xây dựng KCN Nhuận Trạch trở thành hình mẫu về phát triển hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế bền vững.

Hơn 700 đại biểu sẽ tham dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28/5 với sự tham gia của hơn 700 đại biểu.

Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt trên 671 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) trên địa bàn tỉnh đạt 88,2 tỷ đồng/4.559 lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ cho vay NS&VSMTNT đạt trên 671 tỷ đồng/38.451 khách hàng còn dư nợ.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 26/5, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, do ông Mario Ronconi, Vụ trưởng phụ trách Nam Á - Đông Nam Á tại Cục châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông thuộc Tổng cục Đối tác quốc tế làm trưởng đoàn, nhằm giới thiệu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như cơ hội hợp tác giữa Hoà Bình và Liên minh châu Âu. 

Tổng kết Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 26/5, tổ chức Helvetas, Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn CCRD phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tham dự có đại diện Liên minh Châu Âu, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành...

Phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2021 - 2023, sản xuất trồng trọt của tỉnh đạt được những kết quả tích cực; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với thị trường, phát triển bền vững. Quy mô sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, tăng hiệu quả sản xuất, năng suất lao động nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục