(HBĐT) - Ngày 6/1/2017, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về đẩy mạnh công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 – 2020. Những năm qua, trên cơ sở quy định của Nhà nước về công tác đối ngoại, BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã coi trọng triển khai thực hiện các quy định của T.Ư về công tác đối ngoại nói chung và Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh nói riêng.

 


Đoàn công tác tỉnh Yamanashi (Nhật Bản) làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư vào tỉnh ta.

Thực hiện công tác đối ngoại Đảng, ngoài tăng cường phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của T.Ư, của tỉnh, các cấp, ngành đã triển khai có hiệu quả Kế hoạch thông tin đối ngoại của tỉnh nhằm quảng bá hình ảnh Hòa Bình tới bạn bè quốc tế. Đồng thời, thông tin, tuyên truyền rộng rãi về đối ngoại Đảng, quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác. Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Luông Phabang và Hủa Phăn (Lào). Biên bản ghi nhớ với 2 tỉnh được thực hiện hiệu quả, nhất là tăng cường trao đổi kinh nghiệm về phát triển KT-XH, QP-AN; tạo điều kiện thuận để doanh nghiệp, công dân 2 tỉnh qua lại, hợp tác đầu tư, kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch… Hiện, Hòa Bình đang giúp tỉnh Hủa Phăn xây dựng 1 trường THPT bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Việt Nam; hỗ trợ đào tạo nghề, tiếp nhận lưu học sinh của tỉnh đến học tập tại tỉnh ta.

Đánh giá về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU, đồng chí Trần Hồng Quang, Giám đốc Sở Ngoại vụ cho biết: Những năm qua, ngoài việc duy trì các mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp với một số tỉnh của nước Lào mà chúng ta đã ký Bản ghi nhớ, tỉnh cũng không ngừng tìm kiếm, phát triển thêm các mối quan hệ mới như: hoạt động hợp tác về KHCN với tỉnh Jeollabuk, quận Ulju, thành phố Ulsan (Hàn Quốc); các hoạt động hợp tác với tỉnh Tuv (Mông Cổ)…

Tỉnh tiếp tục thực hiện các cam kết và thỏa thuận quốc tế đã ký với các tổ chức, doanh nghiệp từ giai đoạn trước, như các tổ chức: World Vision, ChildFund, AOP, AEA, Ngân hàng Tái thiết Đức… Bên cạnh đó, tỉnh và các sở, ngành chủ động gặp gỡ, tiếp xúc với các đối tác truyền thống, đối tác mới thông qua các hội nghị, hội thảo, hội chợ thương mại quốc tế, qua đó đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tăng cường thêm viện trợ vào tỉnh.

Ngay trong những ngày đầu năm 2020, tỉnh đã có hoạt động đối ngoại ý nghĩa, đó là đón tiếp đoàn công tác tỉnh Yamanashi (Nhật Bản) do Thống đốc Koutarou Nagasaki làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc với tỉnh. Tại đây, hai bên đã giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội hợp tác đầu tư. Tỉnh ta có nguyện vọng được hợp tác, đầu tư về du lịch, nông nghiệp, giáo dục, công nghiệp chế tạo trên cơ sở thế mạnh của tỉnh Yamanashi. Phía bạn đánh giá cao về lợi thế gần Thủ đô cũng như tiềm năng phát triển nông nghiệp, du lịch của Hòa Bình, trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu, xem xét cơ hội đầu tư vào tỉnh để hợp tác tích cực trên một số lĩnh vực.

Song song công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, những năm gần đây, tỉnh luôn xác định công tác đối ngoại Nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nhằm tăng cường quan hệ với tổ chức, Nhân dân các nước, nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tranh thủ sự ủng hộ của Nhân dân thế giới, cũng như cộng đồng người Hòa Bình đang học tập, làm ăn, sinh sống ở nước ngoài. Đến nay, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hòa Bình có 3 tổ chức thành viên, với 534 hội viên, trong đó, Hội hữu nghị Việt - Thái có 350 hội viên, Việt - Đức: 85 hội viên, Việt - Lào: 99 hội viên. Trong thời gian tới, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh có kế hoạch phát triển các tổ chức thành viên mới là Hội hữu nghị Việt - Trung, Việt - Nga. 

Một dấu ấn quan trọng sau 3 năm thực hiện Nghị quyết của BTV Tỉnh ủy là hoạt động kinh tế đối ngoại được đẩy mạnh. Tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn công tác làm việc với Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức đa phương và tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Tỉnh cũng tổ chức được đoàn công tác xúc tiến đầu tư và ký kết thỏa thuận hợp tác với các nước. Lĩnh vực tỉnh Hòa Bình khuyến khích đầu tư là phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ du lịch và thương mại…

Khởi sắc trong hoạt động kinh tế đối ngoại phải kể đến lĩnh vực xuất, nhập khẩu (XNK). Các doanh nghiệp nước ngoài biết đến thị trường Hòa Bình và triển khai đầu tư các dự án, cũng như số lượng doanh nghiệp FDI vào tỉnh tăng đáng kể, chiếm 57% doanh nghiệp XNK trên địa bàn tỉnh, đóng góp lớn vào kim ngạch XNK, nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh mới đạt 505 triệu USD, nhập khẩu đạt 414 triệu USD, đến năm 2019, con số này lần lượt là 790,84 triệu USD và 635 triệu USD. Trên địa bàn tỉnh hiện có 45 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực XNK; thị trường chính là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

3 năm qua, trong tỉnh thu hút được 16 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 272,303 triệu USD. Phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư công nghệ, áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động nhằm nâng cao hiệu suất, năng suất lao động, tạo sự phát triển ổn định. Các dự án đã và đang đóng góp đáng kể vào doanh thu và giá trị xuất khẩu của tỉnh, tạo việc làm cho người lao động.

 
Bình Giang

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục