(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn vay chính sách ở xã Yên Bồng (Lạc Thủy) đã phát huy hiệu quả hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Từ nguồn vốn vay, nhiều hộ đã xây dựng mô hình kinh tế có hiệu quả, đem lại cuộc sống ổn định, thoát nghèo bền vững.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH, gia đình ông Vũ Quốc Bình, thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) phát triển mô hình kinh tế cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/năm.
Đồng chí Quách Hoàng Hiệp, Chủ tịch UBND xã Yên Bồng cho biết: "Đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, xã cùng với các hội, đoàn thể tích cực hỗ trợ người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, giúp thúc đẩy sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Việc quản lý nguồn vốn vay được chú trọng, không để xảy ra nợ xấu, quá hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn vay trên địa bàn".
Hiện, toàn xã có 19 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với 694 thành viên, trong đó, dư nợ từ Ngân hàng CSXH đạt 21,75 tỷ đồng. Các hội, đoàn thể đã hỗ trợ vay ủy thác, đồng thời huy động tốt tiền gửi, tiếp tục hỗ trợ các hội viên. Tổ TK&VV hoạt động đúng quy định, quản lý nguồn vốn vay đạt hiệu quả cao. Chương trình vay chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, sản xuất, kinh doanh, nước sạch và vệ sinh môi trường. Các khoản vay đã phát huy hiệu quả, tỷ lệ thu hồi nợ cao, nợ xấu thấp, hỗ trợ sản xuất đáng kể cho nhiều hộ dân.
Tại thôn Hồng Phong, nhiều hộ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, lãi thấp, các hộ dân đã đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, đem lại thu nhập ổn định. Đến thăm gia đình ông Vũ Quốc Bình, thôn Hồng Phong, trước kia thuộc diện hộ nghèo, nhờ nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, đến nay đã thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá trong thôn. Ông còn tham gia vận động người dân trong thôn hiến đất, tự hiến 200 m2 đất vườn, đóng góp tiền, vật liệu để xây dựng đường giao thông nông thôn, là tấm gương tiêu biểu từ hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, đóng góp xây dựng NTM ở địa phương.
Ông Bình cho biết: "Trước kia, gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, mặc dù có đất nhưng không có vốn để sản xuất, cả gia đình làm thuê mướn, cuộc sống khó khăn. Được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình tôi đã xây dựng mô hình nuôi gà để phát triển kinh tế, xây dựng công trình nước sạch, đem lại cuộc sống ổn định hơn. Ngoài ra, đào ao thả cá, cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả có múi, vay thêm vốn mở cửa hàng dịch vụ cơ khí, tạo việc làm cho 4 lao động. Đến nay, thu nhập của gia đình trung bình đạt từ 200 - 250 triệu đồng/năm”.
Ông Đinh Văn Dương, tổ trưởng tổ TK&VV thôn Hồng Phong cho biết: "Hàng năm, tổ thực hiện chỉ đạo của UBND xã rà soát, bổ sung kịp thời những đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng nguồn vốn vay ưu đãi; cập nhật tình hình, theo dõi bằng sổ sách về hoạt động tín dụng, hạn chế nợ xấu, quá hạn. Trong đó, chủ yếu là nguồn vốn vay hộ nghèo, thoát nghèo, sản xuất, kinh doanh… Nhiều hộ đã xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, thu nhập được nâng lên".
Cùng với các hội, đoàn thể, các tổ TK&VV tích cực hỗ trợ người dân quy trình, giấy tờ làm thủ tục vay vốn, giải quyết vấn đề phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận được nguồn vốn vay, giảm bớt nợ xấu, quá hạn, có thu nhập ổn định, góp phần phát triển KT-XH địa phương. Thu nhập bình quân toàn xã hiện đạt 42 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 10%.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã nỗ lực kêu gọi các doanh nghiệp (DN), khách hàng lớn tham gia thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR). Điều này không chỉ giúp DN giảm chi phí đầu tư, mà còn góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện, nhất là trong mùa nắng nóng.
(HBĐT) - Nhận thấy trên thị trường sản phẩm rau, củ, quả không đáp ứng đủ nhu cầu, anh Bùi Hùng Bạo ở xóm Cò, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã vận động 20 hộ dân chung tay thành lập mô hình hợp tác xã (HTX) rau củ quả. Hoạt động của HTX đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết nhu cầu của người dân địa phương.
Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng đã đề ra những chủ trương lớn phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, Nghị quyết Ðại hội XIII nêu rõ: phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
(HBĐT) - Ngày 8/6, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị tham vấn Quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 6/6, tại TP Hoà Bình, Sở NN&PTNT tổ chức diễn đàn "Sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, điểm nghẽn trong phát triển các chuỗi sản xuất nông, lâm nghiệp và giải pháp khắc phục”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.