(HBĐT) - Sáng 22/7, Ban Kinh tế Trung ương (T.Ư) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020; triển khai Nghị quyết số 55/NQ-TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Các đồng chí: Nguyễn Văn Bình, UV Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư; Trịnh Đình Dũng, UV BCH T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, UV BCH T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đồng chủ trì hội nghị. Đồng chí Bùi Đức Hinh,Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.




Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta. 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình, UV Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư nhấn mạnh: Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Trong thành tích chung đó, ngành năng lượng đã có đóng góp hết sức xứng đáng. Đến nay, đất nước đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, đòi hỏi ngành năng lượng cũng phải có những bước phát triển mới. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 55 về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị đã đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo rất toàn diện và sâu sắc. Trong đó, có 2 quan điểm có ý nghĩa then chốt, đó là bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, vừa là tiền đề, vừa là động lực phát triển KT-XH. Ưu tiên phát triển ngành năng lượng nhanh, bền vững, đi trước một bước, gắn với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm QP-AN, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, và là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Thứ hai là phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN và xu thế hội nhập quốc tế; nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch với nhiều hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng. Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng, minh bạch trong ngành năng lượng.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng, khi Nghị quyết số 55 đi vào cuộc sống sẽ tạo ra những bước đột phá trong phát triển năng lượng ở nước ta. Nghị quyết đã nêu rõ các định hướng quan trọng, nguyên tắc, mục tiêu để tiếp tục xóa bỏ rào cản, tạo môi trường thuận lợi minh bạch, thông thoáng cho tất cả các ngành kinh tế, nhất là khu vực tư nhân tham gia các lĩnh vực tiềm năng nói chung và năng lượng nói riêng. Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. 

Sau khai mạc hội nghị, Phiên toàn thể có 4 tham luận chính và 4 hội thảo chuyên đề. Từ các hoạt động của Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam năm 2020, Ban Kinh tế T.Ư sẽ nghiên cứu, chắt lọc để báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những vấn đề trọng tâm cần xử lý sớm để góp phần nhanh chóng đưa Nghị quyết 55-NQ/TW vào cuộc sống.


Viết Đào

Các tin khác


Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục