(HBĐT) - Để xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững, những năm qua, tỉnh đã quan tâm tạo cơ chế, chính sách để thúc đẩy tái cơ cấu (TCC) nông nghiệp; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.


Nông dân xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) phá bỏ vườn tạp, trồng cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chia sẻ: Trong 5 năm qua (2015 - 2020) là quãng thời gian cao điểm ngành nông nghiệp tỉnh hiện thực hóa quyết tâm đẩy mạnh tái cơ cấu (TCC) nông nghiệp. Mục tiêu hướng tới là xây dựng ngành nông nghiệp toàn diện, phát triển bền vững, chất lượng, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tỉnh đã quy hoạch, ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả một số nghị quyết chuyên đề và chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp lợi thế của tỉnh như: Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch vùng sản xuất cây có múi tập trung của tỉnh đến năm 2020; quy hoạch chi tiết vùng nuôi thủy đặc sản tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030…

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương, phong trào thi đua trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp được đẩy mạnh. Trong giai đoạn 2015 - 2020 nổi lên các phong trào: "Nông dân tỉnh Hòa Bình thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”, "Thi đua thâm canh tăng vụ”, "Tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng phát triển các sản phẩm lợi thế”... Từ khí thế thi đua này đã góp phần mở rộng diện tích gieo trồng cây lương thực bình quân hàng năm đạt 77 nghìn ha; sản lượng lương thực cây có hạt trung bình đạt 36 vạn tấn/năm. Diện tích nhóm cây ăn quả có múi, mía ăn tươi, rau an toàn cũng không ngừng được mở rộng. Hiện, diện tích cây trồng được chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ đạt khoảng 2.000 ha, chiếm 18% diện tích sản xuất nông nghiệp. Đã xây dựng được một số mô hình cánh đồng lớn, sản xuất tập trung quy mô lớn, có liên kết sản xuất như: vùng sản xuất tập trung cây có múi (cam, bưởi) ở huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; nhãn thu nhập trên 250 triệu đồng/ha/năm tại huyện Kim Bôi; mía nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy; sản xuất rau hữu cơ, rau sạch tại huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Mai Châu; duy trì, phát triển vùng chè xanh ở các huyện: Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn; vùng chè Shan tuyết ở huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc; liên kết trồng ớt xuất khẩu và liên kết sản xuất, tiêu thụ dưa chuột Nhật... Giá trị thu nhập trung bình trên 1 ha canh tác đạt trung bình 129,6 triệu đồng.

Để nâng cao giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, lĩnh vực chăn nuôi được chú trọng. Trên cơ sở quy hoạch, định hướng của tỉnh, huyện, xã, người dân tập trung phát triển 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê theo mô hình trang trại. Theo thống kê, đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 119 nghìn con trâu, sản lượng đạt 4 nghìn tấn; 86 nghìn con bò thịt, sản lượng đạt 3 nghìn tấn; 500 nghìn con lợn, sản lượng đạt 45 nghìn tấn; 7 triệu con gia cầm, sản lượng đạt 12,6 nghìn tấn; 51,3 nghìn con dê, sản lượng đạt 300 tấn. Hiện, toàn tỉnh có 3 trang trại chăn nuôi bò quy mô 500 - 5.000 con bò sinh sản và bò thịt; 37 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị quy mô khép kín từ 300 - 3.000 con; 71 cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô từ 1.500 - 10.000 con gà thương phẩm/chuồng/lứa, 561.000 con/lứa, sản xuất đạt 2.805.000 con/năm; gà giống, đẻ trứng và hậu bị với tổng số 356.000 con, sản xuất 10 triệu con gà giống/năm và khoảng 16 triệu quả trứng/năm; 14 gia trại chăn nuôi dê quy mô từ 60 - 200 con; 3 trang trại chăn nuôi bò quy mô trên 8 nghìn con. Ước tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 25,1% năm 2015 lên 30% năm 2020.

Từ phong trào thi đua sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đã góp phần hình thành nhiều chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản hướng ra thị trường lớn. Theo đại diện ngành NN&PTNT tỉnh, những kết quả đạt được là nền tảng vững chắc để tạo sức bật cho nông nghiệp, hướng tới những giá trị bền vững trong giai đoạn 2020 - 2025.


Lam Nguyệt


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục