(HBĐT) - Tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là tiêu chí phản ánh thực tế mức sống và tiêu dùng xã hội, phản ánh điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu giao thương của người dân. Những năm qua, thông qua các chương trình, dự án, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn của tỉnh đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng cao.



Chợ trung tâm xã Tân Pheo được xây dựng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân các xã vùng cao huyện Đà Bắc.

Chợ trung tâm xã Tân Pheo mỗi tuần vào phiên lại nhộn nhịp người mua bán. Không chỉ phục vụ người dân trong xã mà khu chợ này là điểm giao thương của bà con các xã vùng cao huyện Đà Bắc, thu hút tiểu thương ở các nơi tới buôn bán. Kỹ càng lựa chọn quần áo cho các con vào năm học mới, chị Xa Thị Minh chia sẻ: Bây giờ hàng hóa sẵn lắm, từ đồ dùng gia đình, nhu yếu phẩm hàng ngày, quần áo, giày dép, nông sản địa phương… đều có cả. Từ khi chợ trung tâm xã được xây dựng khang trang đã góp phần giúp người dân thay đổi thói quen tự cung, tự cấp. Các gia đình tích cực sản xuất, làm ra sản phẩm, bởi có chợ giúp bà con tiêu thụ hàng hóa thuận lợi hơn. Nhờ vậy đã nâng cao thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống của người dân vùng cao.

Không quá khi nói chợ đã góp phần thay đổi bộ mặt, cuộc sống vùng nông thôn. Xác định rõ tầm quan trọng đó, trong 10 năm thực hiện Chương trình MTQG XDNTM, tỉnh luôn quan tâm dành nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực này. Cụ thể, giai đoạn năm 2011 - 2015, tổng nguồn vốn huy động thực hiện tiêu chí số 7 là 45.192 triệu đồng; trong đó, ngân sách T.Ư đầu tư trực tiếp 7.900 triệu đồng, nguồn lồng ghép 24.209 triệu đồng, nguồn tín dụng 6.218 triệu đồng, nguồn doanh nghiệp 1.411 triệu đồng, nguồn khác 5.454 triệu đồng. Giai đoạn 2016 - 2019 đã đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây mới 26 chợ với tổng kinh phí 254,1 tỷ đồng; trong đó, xây dựng mới 19 chợ, nâng cấp, cải tạo 7 chợ. 6 tháng đầu năm nay đã hoàn thiện, đưa vào sử dụng 9 chợ là công trình chuyển tiếp; tổng kinh phí huy động từ các nguồn vốn để thực hiện XDNTM là 14.883 triệu đồng (vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình NTM 9.070 triệu đồng).

Cùng với chợ, tại trung tâm các xã, đa số đều có cửa hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng kinh doanh tiện lợi, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Ngoài ra, ngành Công Thương đã coi trọng tổ chức phát triển công nghiệp nông thôn từ kinh phí khuyến công hàng năm, như: hỗ trợ thiết bị, máy móc, tổ chức lớp nâng cao năng lực quản trị, nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp sản xuất; tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại qua hình thức hội chợ nhằm quảng bá, giới thiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm sản xuất tại địa phương.

Thực hiện tiêu chí số 7, mạng lưới chợ trong tỉnh được đầu tư đúng quy định, quy hoạch, đã phát huy hiệu quả cao; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trao đổi hàng hóa. Bên cạnh hình thức ban quản lý chợ truyền thống, đã có các HTX tham gia kinh doanh, quản lý chợ. Thời gian qua, Sở Công Thương tích cực rà soát, đánh giá tình hình hoạt động chợ trên địa bàn, nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, phát triển, từ đó đưa ra định hướng thu hút đầu tư phù hợp. Tính đến tháng 6/2020, trên địa bàn tỉnh có 127/131 xã đạt tiêu chí số 7, chiếm 96,95%, trong đó có 43 chợ đạt chuẩn. Tuy nhiên, theo đánh giá, hệ thống chợ của tỉnh phương thức kinh doanh và hình thức giao dịch còn lạc hậu; thiếu các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ cho khách mua hàng. Tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý từ ban quản lý chợ, tổ quản lý sang mô hình doanh nghiệp, HTX còn chậm…

Từ thực tế cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, Sở Công Thương đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển các kênh lưu thông hàng hóa, nhất là ở khu vực nông thôn. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các quy hoạch về chợ, chú trọng điều chỉnh mô hình quản lý kinh doanh, khai thác chợ hạng 1, 2, 3 đang hoạt động phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển thương mại của tỉnh về chợ do Nhà nước đầu tư, hoặc hỗ trợ đầu tư theo quy định.


Thu Hiền


Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục