(HBĐT) - Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH; nhiều công trình, dự án được triển khai, hoàn thành và phát huy hiệu quả đầu tư, mở ra lợi thế cạnh tranh, khai thác tiềm năng, cải thiện đời sống Nhân dân. Từ nguồn lực đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, hạ tầng giao thông, thủy lợi, công nghiệp, đô thị, thương mại, cơ sở vật chất văn hóa của tỉnh nói chung và các địa phương được cải thiện mạnh mẽ.


Dự án đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) đã hoàn thiện và thông xe trước Tết Nguyên đán 2021.

Gần đây, TP Hòa Bình tạo được bước đột phá về đầu tư hạ tầng, đô thị, nông thôn. Ngoài tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng đưa vào khai thác năm 2018 đã, đang tạo ra sức nóng thu hút đầu tư cho cả tỉnh. Tỉnh và chính quyền thành phố đã tập trung triển khai đầu tư nhiều dự án, công trình trọng điểm thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị TP Hòa Bình mang bản sắc, hiện đại, xứng tầm với trung tâm tỉnh lỵ. Công trình đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng có tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng, được tập trung nguồn lực để triển khai thi công và thông xe kỹ thuật trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, về đích trước kế hoạch 1 năm. Dự án này đã góp phần quan trọng khai thác quỹ đất vàng, phát triển không gian đô thị, xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối, mở ra không gian phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ cho TP Hòa Bình. Khu trung tâm Quỳnh Lâm đang sôi động triển khai nhiều dự án đầu tư hạ tầng thương mại, đô thị, nhà ở xã hội... tới đây sẽ tạo sự phát triển mạnh mẽ cho phường Quỳnh Lâm.  Cùng với đó, trên địa bàn thành phố đang khẩn trương triển khai nhiều dự án có ý nghĩa quan trọng khác. Trong đó phải kể đến tuyến đường 435 từ TP Hòa Bình đi Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong), Suối Hoa (Tân Lạc); cầu Hòa Bình 2 (gần 600 tỷ đồng) dự kiến đưa vào khai thác trong năm nay mở ra những cơ hội rất lớn để thành phố phát triển mạnh mẽ. Thành phố cũng đang khởi động hàng loạt dự án đầu tư trong và ngoài ngân sách để phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp, văn hóa - xã hội để chuẩn bị các điều kiện cần thiết hoàn thành mục tiêu đạt tiêu chí đô thị loại II trước năm 2025, theo Nghị quyết của Đảng bộ thành phố và Tỉnh ủy.

Không chỉ riêng các vùng TP Hòa Bình, các ngành, chủ đầu tư và các địa phương cũng chú trọng cân đối khai thác các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển. Đường liên xã vùng cao Tân Lạc - Lạc Sơn đã cơ bản thông tuyến, mở ra cơ hội giao thương, phát triển kinh tế cho các xã vùng cao Tân Lạc và khu vực. Đường nối quốc lộ 12B với đường Hồ Chí Minh đi quốc lộ 1 đang được gấp rút hoàn thành, theo đó, các xã vùng khó khăn của huyện Yên Thủy và Lạc Sơn có điều kiện phát triển nhanh hơn. Ngầm Ruốc, xã Nánh Nghê (Đà Bắc) từ nguồn ngân sách T.Ư được khẩn trương triển khai và hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2021, khắc phục sự cô lập về giao thông cách trở, bảo đảm cho Nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, không còn ám ảnh, bất an mỗi mùa mưa lũ hàng năm.

Những năm qua, tỉnh đã tích cực huy động các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH. Nhiều tuyến đường giao thông thông trọng điểm, hạ tầng đô thị, khu cụm công nghiệp, hệ thống lưới điện, hạ tầng công nghệ thông tin, nhiều công trình thủy lợi, cấp, thoát nước, trường học, bệnh viện, các thiết chế văn hóa, thể thao, hạ tầng du lịch đã, đang được đầu tư, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sinh sống của Nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu nghị quyết của Tỉnh ủy. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 28,69%. TP Hòa Bình đang phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại II. Huyện Lương Sơn hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng được Bộ Xây dựng công nhận đạt chuẩn đô thị loại IV.

Theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH của tỉnh còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu vẫn là nguồn lực Nhà nước, việc huy động vốn ngoài ngân sách còn ít. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH còn thiếu, chưa đồng bộ. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư còn kéo dài. Việc tổ chức xúc tiến đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, kết quả đạt thấp; công tác cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc để thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng yêu cầu.

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XVII của BCH Đảng bộ tỉnh, mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2020-2025 huy động được trên 120 nghìn tỷ đồng cho đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng then chốt, nhằm tạo sự phát triển đột phá về kinh tế, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng xây dựng NTM và nông nghiệp công nghệ cao; hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chú trọng thu hút nguồn lực ngoài Nhà nước để đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế kỹ thuật; ngân sách Nhà nước tập trung bố trí các công trình chuyển tiếp để hoàn thành đưa vào sử dụng, bố trí cho một số dự án lớn và làm vốn đối ứng để thu hút các nguồn vốn khác.

Đối với hạ tầng giao thông, tỉnh đang khởi động đầu tư 3 tuyến đường quan trọng, đó là mở rộng đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; xây dựng tuyến đường đấu nối từ đường Hòa Lạc sang huyện Kim Bôi để khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo động lực tăng trưởng cho khu vực; phối hợp tỉnh Sơn La xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu. Bên cạnh đó sẽ tính toán huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin; hạ tầng cấp điện; dịch vụ tiện ích tín dụng; hạ tầng thương mại dịch vụ, các trung tâm du lịch; các cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề trọng điểm, cơ sở y tế chất lượng cao, nhằm thu hút các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đầu tư hạ tầng, xây dựng TP Hòa Bình sớm đạt tiêu chuẩn đô thị loại II, thị trấn Lương Sơn thành thị xã, các thị trấn đều được nâng cấp đô thị, phát triển vùng kinh tế động lực của tỉnh... Hướng tới mục tiêu mở ra lợi thế cạnh tranh, cải thiện dân sinh, phát triển bền vững trong những năm tới.


Lê Chung


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Chương trình 135 thay đổi diện mạo các xã nghèo

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 9/15 xã thuộc vùng III (vùng 135). Những năm qua, huyện đã dành sự quan tâm đặc biệt cho việc thúc đẩy phát triển KT-XH ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Phát huy hiệu quả nguồn vốn Chương trình 135, giúp người nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo và thay đổi diện mạo cho các xã nghèo.

Doanh nghiệp thận trọng đặt mục tiêu cho năm 2021

Đại dịch Covid-19 tiếp tục tác động không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN) năm 2021. Tuy nhiên, các DN đã chủ động lên kịch bản ứng phó ngay từ khâu xây dựng kế hoạch nhằm đạt mục tiêu cao nhất có thể.

Thành phố Hoà Bình: "Phố Vàng" hút khách ngày vía Thần Tài

(HBĐT) - Ngày vía Thần tài năm nay (10/1 tháng Giêng), mặc dù vẫn cảnh giác với dịch bệnh Covid-19, song, đông đảo người dân TP Hoà Bình vẫn đến các hiệu vàng uy tín trên đường Cù Chính Lan để mua vàng với mong muốn một năm làm ăn thuận buồn xuôi gió, cuộc sống sung túc…

Phát triển bền vững rừng sản xuất

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế rừng, tuy vậy, năng suất, chất lượng rừng trồng còn thấp so với bình quân chung cả nước. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã, đang tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế rừng theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh rừng, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ công nghiệp chế biến, hướng tới xuất khẩu, gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Năm 2021, phấn đấu trồng 5.620 ha rừng tập trung

(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND tỉnh về tổ chức phong trào "Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng năm 2021. Theo đó, yêu cầu: Các cấp, ngành, cơ quan, đơn vi, địa phương tổ chức Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, xuân Tân Sửu 2021 với chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm 2022 - 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả thực hiện năm 2020... Thời điểm tổ chức phòng trào "Tết trồng cây” bắt đầu từ ngày 17/2/2021 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Tân Sửu).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục