(HBĐT) - Ngay từ đầu vụ xuân năm 2021, UBND huyện Lương Sơn đã ban hành các văn bản chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trước, trong và sau Tết Nguyên đán; văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho vật nuôi. Ngành nông nghiệp huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đưa ra giải pháp cụ thể, phù hợp tình hình thực tế từng địa phương, nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2021.


Nông dân xã Cư Yên (Lương Sơn) bón phân chăm sóc lúa xuân.

Vụ xuân năm nay, theo kế hoạch, huyện phấn đấu gieo trồng 4.290 ha, trong đó, cây lúa 1.950 ha, cây màu các loại 1.740 ha, cây hàng năm khác 600 ha. Đến nay, toàn huyện đã hoàn thành việc cấy lúa; diện tích trồng cây màu đạt khoảng 22,7%. Theo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện, tiến độ sản xuất vụ xuân trên địa bàn đảm bảo đúng lịch khung thời vụ. Có được kết quả trên là nhờ sự chuẩn bị chu đáo về giống, vật tư, phân bón. Giống và vật tư nông nghiệp giá bán ổn định, chủng loại đa dạng, đảm bảo phục vụ kịp thời cho sản xuất. Toàn huyện gieo trên 60 tấn mạ, 100% mạ đảm bảo chất lượng, không có mạ chết rét. Bên cạnh đó, trước khi xây dựng kế hoạch sản xuất vụ xuân, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: riềng, sả, rau, củ các loại. Ngay từ đầu năm, UBND huyện ban hành phương án phòng, chống hạn, chỉ đạo các xã, thị trấn sẵn sàng phương án, kế hoạch tích nước, dự trữ và điều tiết nước phù hợp để đảm bảo sản xuất vụ xuân. Mực nước tại các hồ chứa, công trình thủy lợi cơ bản đảm bảo đủ nước phục vụ làm đất và gieo trồng tưới dưỡng, tưới ẩm cho cây trồng.

Vừa kiểm tra đồng ruộng, chị Nguyễn Thị Hiển, xóm Phú Ngọc, xã Cư Yên chia sẻ: Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi để người dân xuống đồng cấy lúa xuân. Mùng 2 Tết gia đình tôi đã đi cấy, đến mùng 5 Tết hoàn thành việc cấy lúa. Năm nay, gia đình cấy khoảng 1.500 m2. Hiện tại, lúa sinh trưởng, phát triển tốt, chuẩn bị bước vào thời kỳ làm cỏ, bón phân.

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi, thủy sản, sản xuất lâm nghiệp phát triển ổn định. Tổng đàn trâu, bò của huyện hiện có 13.051 con, đàn lợn 46.704 con, gia cầm gần 1,3 triệu con. Không có dịch bệnh lớn xảy ra trên đàn vật nuôi. Các địa phương sẵn sàng giống để thực hiện kế hoạch nuôi thả 360 ha thủy sản. Hiện, toàn huyện trồng được khoảng 9.000 cây phân tán các loại. Công tác quản lý, bảo vệ rừng triển khai thực hiện tốt, không xảy ra cháy rừng và vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Đầu xuân, không khí lao động sôi nổi diễn ra khắp muôn nơi, những cánh đồng đã được phủ xanh. Thành viên HTX, tổ hợp tác (THT) nông nghiệp thi đua lao động sản xuất, xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như: HTX sản xuất tiêu thụ rau hữu cơ, HTX sản xuất tiêu thụ cây có múi Tân Thành, HTX chuối Viba, HTX rau an toàn Tân Vinh, THT tiêu thụ cao sạ đen Ánh Tuyết… Các HTX, THT từng bước hoàn thiện sản phẩm để trở thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Mặc dù dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng trong các khâu sản xuất và tâm thế chủ động, sẵn sàng ứng phó với những tác động xấu, nông dân Lương Sơn phấn đấu giành vụ xuân thắng lợi, hoàn thành chỉ tiêu năng suất, sản lượng và diện tích đã đề ra. Năm 2021, huyện quyết tâm giữ vững và nâng cao chất lượng các xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; phấn đấu có từ 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao trở lên, 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có từ 7 khu dân cư và 10 vườn hộ trở lên được công nhận đạt chuẩn theo quy định; có 2 sản phẩm trở lên được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, có ít nhất 1 sản phẩm 3 sao nâng hạng 4 sao cấp tỉnh…

Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục