(HBĐT) - Trong thời gian qua, do tình hình dịch Covid-19 trong nước cũng như tại tỉnh ta diễn biến hết sức phức tạp. Một số tỉnh, thành phố giáp ranh như Hà Nội, Hà Nam, đặc biệt là 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh có số ca mắc cao nhất cả nước, ảnh hưởng đến đời sống xã hội nói chung, nhất là khu vực nông thôn.
Trong đó, vấn đề sản
xuất,tiêu thụ nông sản của nông dân gặp nhiều bất lợi, ảnh hưởng đến đời
sống, thu nhập của nông dân. Do vậy, để hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản trong
thời gian này, Hội Nông dân (HND) tỉnh vừa có Thư ngỏ gửi đến các ban, sở,
ngành, đơn vị, đoàn thể tỉnh; HND các huyện, thành phố.
Theo đó, trên cơ sở tổng
hợp và phản ánh của HND các huyện, thành phố, hiện nay là thời điểm thu hoạch
rau su su, củ cải, bí xanh. Sản lượng lớn nhưng tiêu thụ chậm, giá thành
thu mua rất thấp so với cùng thời điểm, các hợp đồng thu mua, vận chuyển đến
các khu công nghiệp, siêu thị, nhà hàng, khách sạn bị gián đoạn. Để hỗ trợ nông
dân có thể tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ban Thường
vụ HND tỉnh trân trọng đề nghị các ban, sở, ngành, đơn vị, đoàn thể tỉnh;
HND các huyện, thành phố quan tâm, phối hợp hỗ trợ nông dân tỉnh nhà tiêu thụ
nông sản, các mặt hàng đều được sản xuất an toàn, đạt chất lượng, có giấy chứng
nhận, tem nhãn, tên HTX trên bao bì sản phẩm. Hiện có 2 HTX có các sản phẩm
nông sản cần hỗ trợ tiêu thụ: HTX rau an toàn Quyết Chiến, xã Quyết Chiến (Tân
Lạc): Các sản phẩm cần hỗ trợ tiêu thụ: Rau su su (15 tấn/ ngày); củ
cải (10 tấn). HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi, xã Đú Sáng (Kim Bôi): Sản
phẩm cần hỗ trợ tiêu thụ:Bí xanh (110 tấn). Giá mong muốn của bà con nông
dân: rau su su và củ cải: 3.000 - 3.500 đồng/kg; bí xanh: 4.000 - 4.500
đồng/kg.
Các tập thể, cá nhân
đăng ký số lượng hàng nông sản qua Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh;
chi tiết liên hệ đồng chí Nguyễn Đức Tuấn, điện thoại: 0917.166.488.Hoặc
đến trực tiếp địa điểm bán nông sản: Cửa hàng nông sản an toàn Sông Đà, số
353, đường Trần Hưng Đạo, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình).
Thời gian: Từ 8h ngày
28/5/2021.
T.H (TH)
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.
(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh.
Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.
Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.
Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.