(HBĐT) - Cây mắc ca được trồng thử nghiệm tại tỉnh từ năm 2003, đến nay, toàn tỉnh đã trồng trên 216 ha, trong đó 14,8 ha ở giai đoạn kinh doanh, trên 201 ha trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, phân bố tại các huyện: Lạc Thủy, Cao Phong, Lạc Sơn. Để cây mắc ca có thể trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao vẫn còn là một thách thức đối với cả người sản xuất, doanh nghiệp và chính quyền các địa phương trong tỉnh.


Hạt mắc ca có giá trị cao trên thị trường thế giới, được kỳ vọng giúp nhiều nông dân trong tỉnh nâng cao thu nhập trong tương lai. Ảnh chụp tại Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng và khả năng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích cây mắc ca gần 160 ha, là địa phương trồng mắc ca được đánh giá tốt nhất ở thời điểm này. Trên diện tích mắc ca được trồng tại khu nghỉ dưỡng Đồng Tâm, thôn Đại Đồng, xã Đồng Tâm của Tập đoàn TH (TH True milk), cây sinh trưởng tốt, cho quả được 2 năm, chất lượng quả năm sau tốt hơn năm trước. Ông Lê Quang Anh, Trưởng Ban điều hành dự án TH tại Hòa Bình cho biết: Các chuyên gia của Tập đoàn TH đã kiểm nghiệm hạt mắc ca trồng tại Đồng Tâm, kết quả cho thấy các chỉ tiêu của hạt đều đạt chất lượng cao. Qua đó, Tập đoàn thấy rằng việc phát triển và nhân rộng cây mắc ca tại tỉnh là một trong những hướng đi chiến lược trong thời gian tới. Tập đoàn đã khảo sát và đề xuất với tỉnh các dự án đầu tư phát triển cây mắc ca tại một số xã của huyện Lạc Sơn lồng ghép với phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

10 ha mắc ca trồng tại xóm Đồng Huống, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) cũng được các chuyên gia đánh giá là cây sinh trưởng, phát triển khá tốt. Tuy nhiên, do tác động của thời tiết, khí hậu nên sản lượng thu hoạch không ổn định. Sau 9 năm trồng, năng suất trung bình đạt 3 - 4 kg/cây/năm, tương đương 750 - 800 kg hạt/ha trồng thuần. Với giá bán trung bình 80.000 đồng/kg thì doanh thu chỉ đạt khoảng trên 60 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập rất thấp so với chi phí đầu tư, nếu chỉ đạt mức này, người sản xuất rất khó có khả năng kéo lại mức đầu tư ban đầu.

Từ năm 2015, Công ty CP đầu tư phát triển Sơn Thịnh đầu tư trồng 29 ha mắc ca theo đề án trồng mắc ca kết hợp du lịch sinh thái vùng hồ sông Đà thuộc xã Thung Nai (Cao Phong). Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ cây còn sống rất thấp do cây trồng không được đầu tư chăm sóc trong thời gian dài. Những cây còn sống bị cây rừng che lấp, phát triển kém nên không đánh giá được sinh trưởng, phát triển và năng suất.

Sau nhiều đợt khảo sát, tổ công tác về khảo sát, đánh giá khả năng phát triển cây mắc ca thuộc UBND tỉnh đánh giá: Cây mắc ca có khả năng chống chịu khá tốt với các đối tượng sâu bệnh hiện có tại các địa phương. Hiện, diện tích cây mắc ca trồng mới toàn tỉnh trên 201 ha đều sinh trưởng khá, có những diện tích đã ra quả bói. Có thể thấy rõ, nếu ở những vườn có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, vị trí có độ cao so với mực nước biển lớn, mức đầu tư đầy đủ, đảm bảo nước tưới thì cây sinh trưởng rất tốt. Ở những vườn trồng lâu năm chưa đánh giá được đúng năng suất do cây không ổn định, hàng năm ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp, vì vậy cần có thêm các giải pháp kỹ thuật tác động nhằm tâng tỷ lệ đậu quả. Ngoài ra, để thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác cần mức đầu tư cao cho giai đoạn kiến thiết cơ bản nên các doanh nghiệp, hộ sản xuất cần cân nhắc kỹ.

Để đảm bảo cây mắc ca tại tỉnh phát triển theo quy hoạch, đúng định hướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tỉnh đã đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp, đề xuất Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân trong giai đoạn đầu trồng cây, cơ chế về thuế, công nghệ, vốn cho các doanh nghiệp, hộ dân trồng mắc ca... Bên cạnh đó, yêu cầu Công ty CP du lịch Đồng Tâm - Tập đoàn TH, HTX Liên Việt Cao Phong phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện theo dõi, đánh giá diện tích cây mắc ca mới trồng từ năm 2018 đến nay. UBND các huyện có dự án trồng mắc ca phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng trồng tự phát; chủ động, linh hoạt trong vận dụng chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân tham gia liên kết; tăng cường tập huấn kỹ thuật canh tác cây mắc ca cho người dân...

Thu Hằng


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục