(HBĐT) - Sao OCOP là đại lượng thể hiện chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường. Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), toàn tỉnh có 70 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 và 4 sao. Tuy nhiên, đến nay, duy nhất 1 sản phẩm được nâng hạng từ 3 lên 4 sao là sản phẩm cam quả quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong (Cao Phong). Đặc biệt, tỉnh chưa có sản phẩm đạt 5 sao (cấp quốc gia).


Hợp tác xã 3T nông sản Cao Phong trồng cam theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.

Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX 3T nông sản Cao Phong chia sẻ: HTX chúng tôi xác định sao OCOP là thước đo đánh giá chất lượng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Hạng sao càng cao người tiêu dùng càng tin tưởng. Vì vậy, ngay sau khi sản phẩm cam quà tặng cao cấp đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, HTX đã quyết tâm nâng cấp sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng lại. Trong đó, HTX ký hợp đồng kinh tế với các đối tác tiêu thụ sản phẩm là siêu thị Lotte; hoàn thiện hợp đồng hợp tác dây chuyền sơ chế, bảo quản sau thu hoạch với trường Đại học Khoa học tự nhiên. Ngoài ra, cam quả được trồng hoàn toàn theo hướng hữu cơ; mẫu mã, bao bì cải tiến, bắt mắt người tiêu dùng… Các tiêu chuẩn được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của sản phẩm OCOP hạng 4 sao nên tại hội nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2020, sản phẩm cam quà tặng cao cấp của HTX đủ điều kiện nâng lên hạng 4 sao cấp tỉnh.

Sự nỗ lực nâng sao cho sản phẩm cam quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong được Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đánh giá cao. Chất lượng tốt, mẫu mã, bao bì đẹp là lợi thế để cam quà tặng cao cấp chiếm được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Năm 2021, HTX 3T nông sản Cao Phong làm thêm hồ sơ hợp đồng kinh tế tiêu thụ với hệ thống siêu thị Vinmart, đầu tư dây chuyền rửa cam …

Mặc dù nâng sao cho sản phẩm OCOP góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, đa số các chủ thể OCOP chưa chủ động trong việc nâng sao OCOP. Theo chia sẻ của các chủ thể, nguyên nhân chính để nâng sao các cơ sở cần nhiều vốn đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, cải tiến quy trình sản xuất, cải thiện mẫu mã, bao bì theo tiêu chuẩn cao. Mặt khác, trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, giá cước vận chuyển cao nên chủ thể còn e ngại, sợ đầu tư không thu hồi được vốn. Ngoài ra, các chủ thể OCOP thiếu sự liên kết vùng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ số, thương mại điện tử còn ít.

Năm nay, cùng với việc khuyến khích các địa phương lựa chọn những sản phẩm tiềm năng, đặc trưng, sản phẩm truyền thống đăng ký tham gia Chương trình OCOP, tỉnh khuyến khích các chủ thể tích cực nâng sao cho sản phẩm đã được chứng nhận OCOP trong những năm qua. Tuy vậy, trong 33 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm nay chỉ có 2 sản phẩm đăng ký nâng cấp sao từ 2 lên 4 sao, gồm: Cao cà gai leo Yên Thủy, chủ thể HTX nông lâm nghiệp Bảo Hiệu; nước uống Mường Động của Công ty TNHH Namiwa Kim Bôi. Vẫn chưa có sản phẩm OCOP đề nghị T.Ư xem xét, công nhận đạt 5 sao.

Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 80 danh mục sản phẩm, dịch vụ tham gia chương trình được chứng nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 5 sản phẩm đạt hạng 5 sao, 20 sản phẩm đạt 4 sao. Để đạt được mục tiêu, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chương trình; củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia; ứng dụng khoa học công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử. Các cấp, ngành cần có chính sách cụ thể hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của chủ thể. Các chủ thể sản xuất cũng cần chủ động, mạnh dạn huy động nguồn lực để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến bao bì, mẫu mã… Sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5 sao góp phần khẳng định thương hiệu, đưa sản phẩm tới những thị trường lớn, tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Thu Thủy


Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục