(HBĐT) - Là 1 trong 3 phong trào lớn của nông dân, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Yên Thủy đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Từ phong trào này, hội viên nông dân (HVND) phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ để phát triển SXKD, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo tại địa phương.

 


Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình chăn nuôi của hội viên nông dân xã Yên Trị (Yên Thủy).

Trước đây, gia đình hội viên Đinh Văn Hải, xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi là hộ khó khăn, nguồn thu nhập chính của gia đình dựa vào trồng trọt nhưng không đảm bảo do cây trồng thường xuyên bị sâu bệnh. Từ năm 2015, được HND xã tuyên truyền, vận động, đồng thời được hỗ trợ tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình ông Hải mạnh dạn quy hoạch lại vườn, đầu tư xây dựng chuồng trại, mua con giống để phát triển mô hình chăn nuôi bò. Ông Hải chia sẻ: Qua tham gia các lớp chuyển giao KHKT do HND huyện, xã phối hợp tổ chức, được cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc đàn vật nuôi, tư duy sản xuất cũng dần thay đổi. Đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi lứa bò xuất chuồng đảm bảo chất lượng, đem lại lợi nhuận khá. Đầu năm nay, được các cấp Hội tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân và tập huấn KHKT, gia đình chuyển sang chăn nuôi giống bò 3B để nâng cao thu nhập. 

Với sự quyết tâm, nỗ lực lao động sản xuất cùng khát vọng thoát nghèo, ông Hải đã vươn lên trở thành hộ SXKD giỏi của xã, huyện. Từ mô hình kinh tế khá khiêm tốn ban đầu, mô hình chăn nuôi được mở rộng theo hướng trang trại, những năm gần đây, mô hình đem lại cho gia đình ông nguồn thu từ 300 - 430 triệu đồng/năm. 

Đây chỉ là một trong hàng trăm hộ HVND tiêu biểu trong phong trào thi đua SXKD giỏi tại huyện Yên Thủy. Với trên 12.300 hội viên sinh hoạt tại 115 chi hội, để thực hiện phong trào đạt kết quả, có sức lan tỏa sâu rộng, thời gian qua, HND huyện tăng cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên về mục đích, ý nghĩa của phong trào nông dân thi SXKD giỏi. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng mối liên kết "4 nhà”, giúp nông dân thực hiện phong trào một cách bền vững; chỉ đạo các cơ sở Hội, hội viên thực hiện phong trào thông qua nhiều hình thức như: Thăm quan học tập mô hình sản xuất, nêu gương các điển hình SXKD giỏi... Từ đầu năm đến nay, các cấp HND huyện đã phối hợp mở 4 lớp nghề trình độ dưới 3 tháng, 9 lớp tập huấn chuyển giao KHKT trong sản xuất cho trên 750 HVND. Làm tốt vai trò cầu nối, ủy thác với các ngân hàng tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Tại 3 ngân hàng đang phối hợp (Ngân hàng NN&PTNT, Liên Việt và Ngân hàng CSXH), toàn huyện xây dựng được 112 tổ tiết kiệm và vay vốn với trên 4.100 hộ được vay, tổng dư nợ đạt trên 89.200 triệu đồng; trên 130 hộ được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân với số vốn trên 4,4 tỷ đồng. Nhiều hộ hội viên từ hộ nghèo hoặc trung bình đã không ngừng nỗ lực lao động, vươn lên trở thành hộ SXKD giỏi, có mức thu nhập cao của địa phương. Các hộ SXKD giỏi đã tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho nhiều lao động nông thôn; giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chăn nuôi, trồng trọt cho hàng vạn HVND.

Đồng chí Bùi Thị Nga, Chủ tịch HND huyện cho biết: Nhờ thực hiện hiệu quả các giải pháp, phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, giúp hội viên đổi mới tư duy sản xuất để phát triển, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. HVND ngày càng mạnh dạn hơn, dám nghĩ, dám làm. Thông qua phong trào xuất hiện nhiều mô hình SXKD hiệu quả không chỉ nâng cao thu nhập, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương như: Nuôi bò vỗ béo (xã Yên Trị); nuôi gà thả vườn (thị trấn Hàng Trạm); nuôi ong (xã Lạc Sỹ)… 

Thu Hằng

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục