(HBĐT) - Hơn 2 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW, ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, chú trọng thực hiện tốt công tác ngoại giao kinh tế, nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển KT-XH.




Công ty may xuất nhập khẩu Sma Vina Việt-Hàn (TP Hòa Bình) sản xuất, kinh doanh ổn định, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. 

Xác định công tác hợp tác, thu hút đầu tư đóng vai trò quan trọng, tạo sức bật phát triển kinh tế, tỉnh tập trung đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh nhằm vận động thu hút đầu tư vào các dự án thuộc danh mục ưu tiên. Hàng năm ban hành, tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư, triển khai các đề án, kế hoạch xúc tiến thương mại; ban hành kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh... Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và sự phối hợp của các cấp, các ngành đã từng bước cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2020 của tỉnh đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố, đứng thứ 7/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) năm 2020 của tỉnh đứng thứ 11/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm cao của cả nước.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh thu hút 624 dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách còn hiệu lực hoạt động, trong đó có 39 dự án đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 620 triệu USD; 585 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 119.481 tỷ đồng. Các dự án đầu tư nước ngoài vào chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm khoảng 78% tổng số dự án; dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch, chiếm khoảng 19,5%. Riêng các khu công nghiệp hiện có 102 dự án đầu tư đã được cấp phép (gồm 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổng vốn đăng ký 527,35 triệu USD; 75 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký khoảng 11.059,45 tỷ đồng). Giai đoạn 2015 - 2020, quy mô xuất, nhập khẩu tăng nhanh; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đến cuối năm 2020 gấp 3,5 lần so với năm 2015. Thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu vào những thị trường truyền thống như: Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...; phát triển mở rộng một số thị trường mới mà Việt Nam tham gia hiệp định thương mại tự do như: Thị trường các nước thành viên của Hiệp định CPTPP, Hiệp định EU, Canada, Ấn Độ...


Công tác thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được đẩy mạnh. Giai đoạn 2010 - 2020, tỉnh triển khai thực hiện 24 chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, tổng mức đầu tư các dự án là 6.459 tỷ đồng. Các nhà tài trợ chủ yếu là Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan hợp tác Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Kuwait về phát triển kinh tế Ả rập (KFAED), Quỹ Ả rập xê út về phát triển (SFD), KEXIM, Ngân hàng tái thiết Đức, (KfW), EU, Ailen, Trung Quốc, Bỉ…; về các lĩnh vực: Giao thông, phát triển đô thị, hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục, thủy lợi, giảm nghèo… Về viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trong giai đoạn 2010 -  2020, trên địa bàn tỉnh thực hiện 227 chương trình, dự án và 21 khoản viện trợ phi dự án, với tổng giá trị cam kết 51,747 triệu USD, giá trị giải ngân 29,447 triệu USD, trung bình mỗi năm tỉnh tiếp nhận 2,8 triệu USD.

Các dự án đầu tư vào tỉnh đã góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của địa phương, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, số lượng dự án và số vốn đăng ký đầu tư của các dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh còn hạn chế, nhiều dự án có quy mô nhỏ, công nghệ chưa cao, thâm dụng lao động còn lớn.

Với chủ trương đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư nhưng cũng cần kỹ lưỡng, có chọn lọc, tỉnh thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc, kiên quyết từ chối các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, dự án có dấu hiệu núp bóng để lẩn tránh xuất xứ, gian lận thương mại. Song song với đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, lao động việc làm, phân công trách nhiệm cụ thể tới các sở, ngành, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức…, hạn chế tối đa sự nhũng nhiễu, gây khó cho doanh nghiệp. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Phát huy tính chủ động, tính chuyên nghiệp hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và quản lý đầu tư nước ngoài. Tăng cường đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại tỉnh.


V.H

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục