(HBĐT) - Năm 2021 đã khép lại với bộn bề gian khó, thách thức khi dịch Covid-19 kéo dài tác động tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy nhưng, với sự chung sức, đồng lòng, sự linh hoạt, sáng tạo cùng truyền thống đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các tầng lớp Nhân dân trong thực hiện "mục tiêu kép", KT-XH của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là lĩnh vực kinh tế ghi nhận những gam màu sáng trong bối cảnh khó khăn bao trùm.


Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu của tỉnh đều tăng so với năm trước. Ảnh chụp tại Công ty may GGS, khu công nghiệp bờ trái sông Đà.

Có thể khẳng định, năm 2021 ghi dấu sự đổi mới mạnh mẽ, nhiều phần việc mang tính đột phá trong sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh với mục tiêu xuyên suốt vì sự phát triển của tỉnh. UBND tỉnh đã sớm ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán NSNN và QP-AN tỉnh năm 2021 với 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đối với từng ngành, lĩnh vực và 229 nhiệm vụ trọng tâm giao chi tiết cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện; ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và xây dựng kịch bản tăng trưởng quý trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt đến các cơ quan, đơn vị phương châm phát huy tối đa các mặt tích cực, kết quả đạt được trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020, khẩn trương khắc phục các hạn chế, bất cập nhằm đạt được các mục tiêu phát triển KT-XH năm 2021. 

Một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh phải nói tới ngành nông nghiệp với vai trò "trụ đỡ" nền kinh tế. Đánh giá về hoạt động của ngành, đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Để thực hiện nhiệm vụ giao, ngay từ đầu năm, ngành đã chủ động tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành các đề án, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng NTM; kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025. Trong năm 2021, ngành nông nghiệp có nhiều thay đổi tích cực, thể hiện ở các sản phẩm chủ lực được quan tâm phát triển. Một số sản phẩm đã được xuất khẩu như: Mía trắng Tân Lạc xuất khẩu sang thị trường Đức, xuất khẩu chuối sang Trung Quốc, Hàn Quốc, xuất khẩu măng sang thị trường Hà Lan... Với sự nỗ lực của toàn ngành, các DN, HTX và nông dân, trong năm, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 20.521 tỷ đồng, tăng 1,9% so với năm trước. 

Sau 2 năm liên tiếp tỉnh không đạt chỉ tiêu về thu NSNN thì trong năm 2021, nhiệm vụ này đã đạt kế hoạch đề ra. Báo cáo UBND tỉnh về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Thắng, Giám đốc Sở Tài chính cho biết: "Trong năm, riêng về thu thuế, phí rất khả quan, đến hết tháng 11 đã hoàn thành chỉ tiêu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Những khoản thu sắc thuế cũng khá đồng đều và hoàn thành cao. Các khoản thuế ngoài quốc doanh được đánh giá là khó khăn nhất, trong mấy năm qua không bao giờ hoàn thành thì năm nay không chỉ đạt mà còn vượt chỉ tiêu giao. Đồng thời, Ban chỉ đạo đôn đốc thu rất quyết liệt trong chỉ đạo thu từ sử dụng đất (SDĐ), đã giao nhiệm vụ cụ thể cho ngành Tài chính, TN&MT, Xây dựng và các ngành đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng; các huyện, thành phố cũng hết sức tích cực nên số thu SDĐ được giao sẽ đạt và có thể vượt". Dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc có trách nhiệm của các cấp, ngành, năm 2021, tổng thu NSNN trên địa bàn ước đạt 5.070 tỷ đồng, bằng 116% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 100% Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 23% so với năm trước.

Với phương châm đồng hành cùng DN và khát vọng phát triển, trong năm, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt, đối thoại với DN, nhà đầu tư nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để sớm triển khai các dự án. Đồng thời, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho DN, nhà đầu tư. Triển khai đồng bộ giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Theo đó, đã có 50 dự án đầu tư trong nước được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 33.000 tỷ đồng. So với năm trước, về số dự án được cấp phép đầu tư tăng 7 dự án, vốn đăng ký đầu tư tăng khoảng 94,4%. Có 415 DN, 50 HTX và 10 tổ hợp tác đăng ký thành lập mới. 

Những yếu tố tác động lớn tới kinh tế của tỉnh là dịch Covid-19 và sản lượng phát điện của Nhà máy thủy điện Hòa Bình sụt giảm mạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế của tỉnh không đạt kế hoạch đề ra và ảnh hưởng lớn tới phát triển ngành công nghiệp. Song, nhờ sự năng động, thích ứng với tình hình mới của các DN, HTX, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 41.260 tỷ đồng, tăng 2,3%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.218 triệu USD, tăng 18,02%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 980 triệu USD, tăng 12% so với năm trước.

Song song với đó, xây dựng quy hoạch tỉnh, quy hoạch SDĐ, quy hoạch ngành, lĩnh vực được tập trung triển khai, làm chìa khóa cho sự phát triển. Công tác phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật được đẩy mạnh. Các ngành chức năng và địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2030. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh ước đạt 31,6%, vượt kế hoạch đề ra...
Với những kết quả đã đạt được nhờ sự nỗ lực bền bỉ của cả hệ thống chính trị đã tạo tiền đề, động lực quan trọng để tỉnh có niềm tin thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra: Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước.


Thu Hiền


Các tin khác


Giá vàng sáng 5/12 quay đầu giảm

Cùng đà giảm với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng nay 5/12 được các công ty kinh doanh vàng bạc đồng loạt điều chỉnh giảm.

Vùng cao Đà Bắc chống rét cho vật nuôi

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Đà Bắc cũng như các địa phương trong tỉnh trải qua đợt rét mới, nhiều khu vực vùng cao nhiệt độ về đêm xuống thấp. Để bảo vệ đàn vật nuôi, các hộ dân ở huyện Đà Bắc đã tăng cường che chắn chuồng trại, chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Giữ rừng ở Tân Lạc

Những năm qua, huyện Tân Lạc đẩy mạnh thực hiện giao khoán bảo vệ rừng (BVR) cho hộ gia đình. Điều này không chỉ góp phần BVR mà còn giúp người dân, nhất là ở vùng đặc biệt khó khăn có thêm nguồn thu nhập để ổn định cuộc sống. Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên trên 53.000 ha, trong đó, rừng tự nhiên trên 18.300 ha, rừng trồng gần 7.200 ha. Cùng với trồng mới nhằm gia tăng diện tích rừng, huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, BVR.

Cựu chiến binh xã Thành Sơn giúp nhau phát triển kinh tế

Thời gian qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” được Hội CCB xã Thành Sơn, huyện Mai Châu quan tâm đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Thông qua phong trào tạo động lực cho hội viên tiếp tục phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ”, vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển

Tối 4/12, ông Ngô Việt Trung, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã trao đổi với báo giới xung quanh thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhân Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị các cơ quan quản lý bảo hiểm khu vực ASEAN lần thứ 26 (AIRM26th) và Hội nghị Hội đồng bảo hiểm ASEAN lần thứ 49 (AIC49th) sẽ diễn ra từ ngày 5 – 8/12/2023 tại tỉnh Quảng Ninh.

Hoà Bình có 1 bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia 

Theo Quyết định số 3116/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023, tỉnh Hoà Bình có 1 sản phẩm nằm trong danh sách 173 sản phẩm, bộ sản phẩm của cả nước được công nhận và cấp giấy chứng nhận hàng CNNT tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục