(HBĐT) -Xác định việc quản lý đất đai đối với đất có nguồn gốc nông, lâm trường là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố triển khai công tác quy hoạch đối với phần diện tích các nông, lâm trường trả về cho địa phương để phát triển KT-XH, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân đang thiếu đất để sản xuất nông nghiệp, giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp đất, lấn chiếm, khiếu nại khiếu kiện về đất đai.


Các hộ dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) sản xuất chè an toàn trên diện tích đất do Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi - Thăng Long - Hòa Bình quản lý. 

Tỉnh có tổng diện tích 31.428,6 ha đất do các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ quản lý (gồm Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 22.776,91 ha và 6 công ty nông nghiệp 6.121,19 ha, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Đà 2.530,5 ha). Theo đó, tổng diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường trên địa bàn tỉnh không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ngày 17/12/2014 của Chính phủ là 17.012,08 ha (gồm: Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình 14.427,18 ha; các công ty nông nghiệp 2.280,05 ha; Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Đà 305,29 ha); theo mục đích sử dụng đất gồm: 17.012,52 ha (đất rừng sản xuất 14.427,18 ha; đất rừng phòng hộ 305,29 ha; đất sản xuất nông nghiệp và đất nông nghiệp còn lại 2.280,05 ha).

Từ tháng 8/2017 - 8/2019, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án sử dụng đất do các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích 13.568,76 ha, gồm: Đất Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình trả ra 11.843,78 ha; đất các công ty nông nghiệp trả ra 1.724,98 ha. Cùng với đó, UBND tỉnh đã phê duyệt phương án sử dụng 13.475,07 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý của 9 huyện, thành phố có đất nông, lâm trường, đạt 99% diện tích theo các quyết định thu hồi đất các công ty nông, lâm nghiệp trả về địa phương quản lý. Đồng thời chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai lập quy hoạch cho các mục đích phát triển KT-XH của địa phương, lập kế hoạch cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ theo quy định. Đến nay, có 232,89 ha đất đã cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Quá trình triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đối với các hộ đang sử dụng đất trong diện tích đất các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho địa phương đã phát sinh một số tồn tại, vướng mắc trong việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất cho các hộ. Nội dung này đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố báo cáo và được Bộ TN&MT hướng dẫn tại Văn bản số 1677/BTNMT-TCQLĐĐ, ngày 12/4/2021. Chưa giải quyết thống nhất được ranh giới diện tích giữ lại và trả về địa phương giữa Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội, Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình với Nhân dân địa phương tại huyện Lương Sơn và huyện Kỳ Sơn cũ (nay là TP Hòa Bình), do hiện nay người dân đang canh tác, sử dụng. Bên cạnh đó, do khó khăn về kinh phí, quá trình triển khai công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường trả về cho địa phương, nên tại tỉnh chưa triển khai xong công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã đề nghị Chính phủ, Bộ TN&MT quan tâm hỗ trợ kinh phí để tháo gỡ khó khăn cho tỉnh do không cân đối đủ ngân sách để bố trí cho các đơn vị tư vấn thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường trả về địa phương không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.

L.C

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục