(HBĐT) - Ngày 9/1, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Lê Văn Thành, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.


Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Năm 2021, ngành Công Thương đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đạt được những kết quả quan trọng. Sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng, duy trì tăng trưởng 5%, cao hơn cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,7%, tiếp tục khẳng định vai trò động lực cho tăng trưởng của toàn ngành. Xuất nhập khẩu đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế và đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, trong đó, xuất khẩu có sự bứt phá ngoạn mục, tăng 19%, vượt 15% so với kế hoạch đề ra. Duy trì xuất siêu lần thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD, cung cầu hàng hóa được bảo đảm, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống người dân với giá cả tương đối ổn định.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, đồng thời phân tích, dự báo bối cảnh, tình hình trong nước, quốc tế và đề ra 8 nhóm giải pháp chủ yếu triển khai trong năm 2022.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được của ngành Công Thương năm 2021, trong bối cảnh rất nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Đồng thời đồng chí đề nghị: Ngành Công Thương tiếp tục thực hiện hiệu quả xây dựng quy hoạch phát triển ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là quy hoạch điện lực, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia. Tập trung tháo gỡ hoạt động sản xuất cho các ngành chế biến, chế tạo, dệt may, giày da, cơ khí. Ngành cần bám sát thị trường để xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, thông quan hàng hóa. Tập trung phát triển thương mại dịch vụ nội địa, thị trường truyền thống, thương mại điện tử, chuyển đổi số. Đột phá về cải cách thủ tục hành chính, khơi thông mọi nguồn lực tạo động lực cho phát triển.

Hồng Trung

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục