(HBĐT) - Chứng nhận sản phẩm an toàn thực phẩm (ATTP), sản phẩm OCOP, bảo hộ thương hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc (TXNG) đối với nông sản được coi là những tấm thẻ chứng minh về nguồn gốc và chất lượng, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ góp phần hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo ATTP như vùng nuôi cá lồng sông Đà, vùng trồng cây ăn quả có múi tại các huyện…


Sản phẩm của HTX chuối Viba, xã Liên Sơn (Lương Sơn) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, gắn tem truy xuất nguồn gốc, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ về cấp chứng nhận sản phẩm, TXNG đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Đến nay, sản phẩm quả các loại được chứng nhận ATTP, GAP, hữu cơ 3.525 ha, sản lượng đạt 133.110 tấn; rau các loại 561 ha, sản lượng 13.792 tấn; 1.945 lồng cá được chứng nhận ATTP, GAP, sản lượng 4.451 tấn. Ngoài ra, có 22 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận, sản lượng 1.361 tấn. Bên cạnh đó, có 3 công ty chuyên liên kết với hộ chăn nuôi để chăn nuôi lợn khép kín, sản lượng khoảng 19.500 tấn/năm. 

Toàn tỉnh có 33 nhãn hiệu được chứng nhận và bảo hộ trên thị trường, gồm: 1 chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, 13 nhãn hiệu tập thể (mía tím, bưởi đỏ Tân Lạc, cam Lạc Thủy, nhãn Sơn Thủy…), 19 nhãn hiệu chứng nhận (cá, tôm sông Đà, mật ong, gà Lạc Thủy…). Thực hiện Chương trình OCOP, toàn tỉnh có 100 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (có 22 sản phẩm 4 sao, 78 sản phẩm 3 sao). 

Để minh bạch thông tin sản phẩm, Sở NN&PTNT xây dựng và vận hành hệ thống TXNG, xác thực chống giả và kết nối cung cầu tại địa chỉ https: //hb.check.net.vn. Đã có 79 doanh nghiệp tham gia với trên 400 sản phẩm được quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên hệ thống. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trên 7 triệu tem TXNG, giúp người tiêu dùng có thể nhận diện nguồn gốc và an tâm khi sử dụng sản phẩm với các thông tin như ngày sản xuất, hạn sử dụng, cũng như lưu ý khi sử dụng sản phẩm hoặc thông tin liên quan đến sản phẩm.  

Thực hiện hỗ trợ cấp chứng nhận sản phẩm và TXNG đối với nông sản có tác động lớn tới sản xuất, đưa nông nghiệp Hòa Bình từ chỗ tự phát hình thành nên những sản phẩm có thương hiệu, một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung đảm bảo ATTP như vùng nuôi cá lồng sông Đà, vùng trồng cây ăn quả có múi tại các huyện. Đồng thời, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm, góp phần khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. 

Tại huyện Lương Sơn đã có 12,323 ha rau được cấp chứng nhận hữu cơ, sản lượng đạt khoảng 80 - 100 tấn/năm; 13,4 ha cây ăn quả của HTX nông nghiệp Mỹ Tân (xã Cao Dương) được cấp chứng nhận hữu cơ. 119,4 ha cây ăn quả có múi, chuối, nhãn, ổi được chứng nhận VietGAP, đảm bảo ATTP. Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Đa số sản phẩm rau hữu cơ và các nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của huyện được tiêu thụ tại chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, các siêu thị tại TP Hà Nội. Một số HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tiêu biểu như: HTX chuối Viba, HTX nông sản hữu cơ Đồng Sương (xã Liên Sơn); HTX nông nghiệp Hòa Bình (xã Thanh Sơn), HTX nông nghiệp Mỹ Tân (xã Cao Dương)...

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đánh giá của Sở NN&PTNT, trong quá trình triển khai các chính sách cấp chứng nhận ATTP, OCOP, bảo hộ thương hiệu còn gặp nhiều khó khăn như: Việc hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất còn ít, quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, HTX. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp hạn hẹp, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở sơ chế, đóng gói sản phẩm. Sau khi được chứng nhận VietGAP, một số cơ sở chưa tuân thủ nghiêm quy trình thực hành, việc gắn tem TXNG vào sản phẩm chưa được duy trì thường xuyên để bảo vệ thương hiệu sản phẩm.

Thời gian tới, Sở NN&PNT tiếp tục phối hợp các sở, ngành, địa phương triển khai các chính sách về cấp chứng nhận sản phẩm và TXNG đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Tăng cường tuyên truyền để các cơ sở sản xuất sau khi được chứng nhận VietGAP, GAP, hữu cơ phải tuân thủ đúng quy trình sản xuất. Tuyên truyền để người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn những hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, tạo động lực cho doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.


Thu Thủy

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục