(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, đến ngày 10/9, trên địa bàn tỉnh đã hết mưa, chỉ cục bộ mưa nhỏ tại một số điểm. Mực nước các sông đã giảm xuống dưới mức báo động I.

Ngoài những thiệt hại tại các huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi và TP Hòa Bình như đã thông tin từ trước, tính đến chiều ngày 10/9 đã ghi nhận thêm thiệt hại do mưa lũ tại huyện Lạc Thủy. Cụ thể, trên địa bàn huyện có 135 nhà ngập cục bộ, hiện nước đã rút; 160,2 ha ao, hồ bị ngập. Về giao thông, sạt lở mái taluy 520 m đường 438 B; đường giao thông nông thôn có 5 điểm sạt lở mái taluy ở xã Hưng Thi; đường giao thông nông thôn bị chia cắt 14 điểm do sạt lở tại các xã Thống Nhất, Hưng Thi, Đồng Tâm, Khoan Dụ, An Bình và thị trấn Chi Nê. Ngoài ra, trường TH&THCS Lạc Long bị sạt 10 m tường chắn đất phía sau trường học. Trong huyện đã bị đổ sập 125 m tường bao.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, ở các huyện, thành phố, điểm ngập tại các khu dân cư, tuyến đường giao thông nước đã rút. Chính quyền các cấp đã khẩn trương rà soát, hỗ trợ người dân trong việc khắc phục hậu quả thiên tai, dọn dẹp vệ sinh, môi trường, khôi phục sản xuất và tiếp tục tổng hợp thiệt hại để báo cáo theo quy định.

UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan và chính quyền các địa phương tập trung khắc phục hậu quả, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo tinh thần chỉ đạo tại Công điện số 803/CĐ-TTg ngày 9/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với gia đình có người chết, chính quyền địa phương chủ động thăm hỏi, động viên, hỗ trợ số tiền 4 triệu đồng. Đối với nhà ở, UBND xã nơi có thiệt hại huy động lực lượng xung kích tại địa phương hỗ trợ các hộ dân dọn dẹp nhà cửa. Đánh giá các nhà nguy cơ mất an toàn để bố trí di dời các hộ đến nơi ở khác trong mùa mưa bão.

Các diện tích lúa bị ngập, chính quyền địa phương đã chỉ đạo người dân kiểm tra đồng ruộng, đánh giá thiệt hại, huy động lực lượng dọn dẹp, đắp bờ... Các diện tích lúa không khắc phục được thì tiến hành dọn dẹp đồng ruộng, chuyển sang trồng ngô, rau đậu các loại...

H.N

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục