(HBĐT) - Ngày 23/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2022- 2023. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Vụ mùa - hè thu năm nay, công tác chỉ đạo sản xuất được thực hiện sớm, tập trung trong khung thời vụ. Thời tiết, khí hậu tương đối ổn định; công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng được quan tâm nên các đối tượng dịch hại được kiểm soát tốt. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 45,73 nghìn ha, đạt 100,2% so với cùng kỳ và 105,2% kế hoạch. Diện tích cây lương thực có hạt đạt 33,51 nghìn ha, đạt 100,6% so với cùng kỳ và 102,8% kế hoạch. Sản lượng lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 36,5 vạn tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ, tăng 1,49% so với kế hoạch.

Tổng đàn lợn, gia cầm trong trang trại tiếp tục tăng. Công tác sản xuất gắn với tiêu thụ, xuất khẩu nông sản bước đầu đạt hiệu quả. Toàn tỉnh đã trồng mới khoảng 7,9 nghìn ha rừng, đạt 138% so với kế hoạch; duy trì độ che phủ rừng 51,5%. Về nuôi trồng thuỷ sản, trong tỉnh hiện có 4,85 nghìn lồng nuôi cá, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 2,7 nghìn ha; sản lượng cả năm ước đạt 12.170 tấn, tăng 1 nghìn tấn so với cùng kỳ…

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, phân tích kết quả đạt được, chỉ rõ những mặt còn tồn tại, hạn chế trong sản xuất vụ mùa - hè thu. Đối với kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023, các đại biểu thống nhất, phấn đấu diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh dự kiến 117 nghìn ha, vụ chiêm xuân 62,55 nghìn ha. Phấn đấu tăng diện tích trồng mía lên 7,3 nghìn ha; diện tích cây ăn quả có múi cho thu hoạch đạt trên 7.500 ha...

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao kết quả đạt được trong sản xuất vụ mùa - hè thu năm 2022. Đồng chí nhấn mạnh: Vụ đông xuân 2022-2023 có diện tích gieo trồng lớn, nhiều loại cây trồng để thâm canh cho năng suất cao, quyết định đến kết quả sản xuất cả năm. Tuy nhiên, dịch bệnh trên cây trồng có thể diễn biến phức tạp, giá vật tư nông nghiệp đầu vào còn cao. Do đó, các địa phương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ ngay từ đầu vụ bằng các nhóm giải pháp cụ thể để đạt kết quả toàn diện. Tập trung chỉ đạo rà soát các diện tích đã có quyết định thu hồi đất, các diện tích trong kế hoạch bố trí cho các dự án trọng điểm của tỉnh, diện tích chưa đảm bảo điều kiện để thực hiện dự án, tận dụng các diện tích này để tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng; chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả, diện tích đất không chủ động nước sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn; tăng cường ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị nông sản. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục bố trí rải vụ cây rau, màu vụ đông để đảm bảo cả về tăng diện tích, sản lượng và giá trị; chú trọng sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị, đặc biệt là xuất khẩu nông sản; hướng dẫn công nhận, nâng sao cho các sản phẩm OCOP của tỉnh...

TH

Các tin khác


Công ty Điện lực Hoà Bình: Hiệu quả từ đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, đem lại những hiệu quả thiết thực, là động lực để công ty hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sản xuất, kinh doanh được giao.

Bột sắn dây Nhuận Trạch - món quà quý cho sức khoẻ

Với đặc tính mát, có nhiều loại vitamin và khoáng chất, bột sắn dây không chỉ giúp hạ thân nhiệt cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện sức khoẻ đường ruột, hỗ trợ giảm cân. Xuất phát từ công dụng của tinh bột sắn dây đối với sức khoẻ và có lợi thế về vùng nguyên liệu dồi dào, HTX liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch (thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn) đã xây dựng thành công sản phẩm tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Huyện Tân Lạc phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững

Để khơi dậy tiềm năng, lợi thế của địa phương và nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Tân Lạc đã chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP theo hướng phát triển bền vững.

Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục