(HBĐT) - Với hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện đã giúp hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực.


Công nhân Công ty TNHH Sankoh Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà - TP Hòa Bình) tập trung thực hiện các công đoạn sản xuất.

Năm 2022, mặc dù chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm, song tỉnh ta đã có 75 dự án đầu tư trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 35.000 tỷ đồng. Trong đó có 10 dự án nằm trong các khu, cụm công nghiệp và 65 dự án nằm ngoài khu, cụm công nghiệp. So với cùng kỳ năm trước, số dự án được cấp phép đầu tư tăng 31 dự án, vốn đăng ký đầu tư bằng 102,2%. Lũy kế đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 729 dự án đang hoạt động, trong đó có 37 dự án trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký khoảng 608 triệu USD và 692 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 183.000 tỷ đồng.

Các khu công nghiệp trong tỉnh hiện có 105 dự án đầu tư đã được cấp phép, trong đó có 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 518,9 triệu USD và 80 dự án trong nước, tổng vốn đăng ký hơn 13.992 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ước đạt 19.812 tỷ đồng, tăng 10,13% so với cùng kỳ.

Cùng với các dự án đầu tư, trong năm 2022, trong tỉnh đã có 465 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 10 nghìn tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp mới bằng 100,9%. Lũy kế đến hết năm 2022, toàn tỉnh có khoàng 4.300 doanh nghiệp.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, công tác thu hút đầu tư đã đạt được kế hoạch đề ra, cho thấy sự phục hồi bước đầu của nền kinh tế sau hơn 2 năm chịu tác động nặng nề của đại dịch Covid-19. Đồng thời cho thấy, tỉnh ta vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở KH&ĐT cho rằng: Sở dĩ đạt được những kết quả khả quan trong năm 2022 là nhờ UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt giải quyết những hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, kết hợp với tăng cường các biện pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Trong đó, thường xuyên nắm bắt kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tạo thuận lợi đẩy nhanh quá trình thực hiện các dự án.

Đặc biệt, để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, tỉnh tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hướng đến nền hành chính phục vụ và tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian giải quyết TTHC. Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả các sở, ngành, UBND các huyện thành phố đã thực hiện cơ chế giải quyết TTHC 4 tại chỗ, qua đó hồ sơ tiếp nhận, giải quyết đúng quy trình, thời gian, đặc biệt nhiều hồ sơ thời gian giải quyết đã rút ngắn so với trước từ 1/2 đến 1 ngày làm việc.

Cùng với đó là tỉnh thực hiện đồng bộ công tác quy hoạch tỉnh đến năm 2050 và chủ động kết nối với các bộ, ngành, ưu tiên phân bổ nguồn lực triển khai các dự án hạ tầng giao thông chiến lược như: cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu, cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình, đường liên kết vùng Hoà Bình - Hà Nội và Sơn La, dự án kết nối giao thông và thuỷ lợi tỉnh với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia, phương châm là giao thông đi trước một bước tạo tiền đề thúc đẩy KT- XH phát triển. Phát triển hạ tầng giao thông gắn với cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hiện có. Tỉnh tiếp tục quy hoạch, đầu tư hạ tầng 8 khu công nghiệp quy mô từ 68 - 282 ha và 7 cụm công nghiệp, đảm bảo đồng bộ, hiện đại, thuận tiện về giao thông.

Với sự đổi mới, quyết liệt của bộ máy chính quyền, nhiều nhà đầu tư lớn đã tin tưởng vào định hướng phát triển của tỉnh, tiếp tục triển khai các dự án, tập trung vào lĩnh vực du lịch, đô thị sinh thái, công nghiệp tại các huyện: Lương Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, TP Hoà Bình..., mở ra cơ hội lớn để thu hút đầu tư, thực hiện mục tiêu định hướng phát triển bền vững của tỉnh. Trong đó, điểm nhấn là các dự án lớn như: quần thể Khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ tại xã Kim Bôi và xã Cuối Hạ (Kim Bôi); Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Đồi Thung; khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp hồ Khả tại xã Quý Hòa (Lạc Sơn); dự án tuyến cáp treo Hương Bình, xã Phú Lão (Lạc Thủy) và xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội)...

Năm 2023 đánh dấu nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, trong đó một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng yếu được tỉnh đề ra là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Theo đó, tỉnh xác định tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường đầu tư, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện các đột phá chiến lược, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh. Thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ và giải quyết trúng, đúng, kịp thời các điểm nghẽn gây cản trở thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.

Đinh Hòa

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục