(HBĐT) - LTS: Ngày 23/12/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kế hoạch của Chính phủ và huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân nhằm hoàn thiện dự án luật, Báo Hoà Bình mở chuyên mục "Lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)".

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 237 điều. Trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều. Dự thảo Luật quy định về chế độ sở hữu đất đai (ĐĐ), quyền hạn, trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về ĐĐ và thống nhất quản lý về ĐĐ, việc quản lý ĐĐ, chế độ sử dụng đất (SDĐ), quyền và nghĩa vụ của công dân, người SDĐ đối với ĐĐ thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Dự thảo Luật ĐĐ (sửa đổi) tập trung vào các nội dung về công tác quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Các quy hoạch quốc gia cũng như quy hoạch SDĐ và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có SDĐ phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ thúc đẩy lẫn nhau để phát triển. Nội dung quy hoạch SDĐ phải kết hợp giữa chỉ tiêu các loại đất gắn với không gian, phân vùng SDĐ, hệ sinh thái tự nhiên, thể hiện được thông tin đến từng thửa đất.

Quy định chặt chẽ hơn về giao đất, cho thuê đất chủ yếu thông qua đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ. Quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ. Cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm và quy định cụ thể các trường hợp thuê đất trả tiền một lần phù hợp với tính chất, mục đích SDĐ, bảo đảm nguồn thu ổn định. Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương; tổ chức tôn giáo SDĐ vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Luật hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích QP-AN, phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư, để người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn. Quy định cụ thể việc khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận để phát huy nguồn lực ĐĐ cho phát triển KT-XH và các cơ chế góp quyền SDĐ, điều chỉnh lại ĐĐ, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn.

Hoàn thiện cơ chế xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, các cơ chế kiểm tra, giám sát của T.Ư và HĐND trong việc xây dựng bảng giá đất. Bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: Công khai giá đất, giao dịch qua các sàn giao dịch đối với các dự án khu dân cư, khu đô thị, nhà ở thương mại.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về ĐĐ bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người SDĐ và nhà đầu tư; có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền SDĐ, tiền thuê đất giữa T.Ư và địa phương; điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch. Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm SDĐ, bỏ đất hoang. Thể chế chính sách ưu đãi thông qua việc miễn, giảm tiền SDĐ, tiền thuê đất phù hợp với lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và các đối tượng chính sách.

Quy định cụ thể pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản (BĐS), trong đó có thị trường quyền SDĐ. Đẩy mạnh thương mại hóa quyền SDĐ. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường BĐS gắn với thông tin ĐĐ; có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền SDĐ, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp. Hoàn thiện các chế định về điều tiết của Nhà nước để bảo đảm thị trường BĐS phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững. Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền SDĐ và đăng ký biến động ĐĐ, đồng thời có chế tài cụ thể, đồng bộ ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan Nhà nước.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, SDĐ nông nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền SDĐ nông nghiệp, quy định để người SDĐ nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả SDĐ nông nghiệp theo quy hoạch. Quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp. Có các quy định để quản lý, sử dụng hiệu quả ĐĐ có nguồn gốc nông, lâm trường và giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc.

Quy định về quản lý và sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất QP-AN kết hợp với kinh tế; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh; đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.

Dự thảo Luật cũng quy định rõ nét công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và SDĐ; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ T.Ư đến địa phương. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực; đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến ĐĐ.

Ông Quách Đình Minh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia, đại biểu HĐND tỉnh khoá XVII cho biết: Qua nghiên cứu dự thảo Luật cho thấy, T.Ư Đảng, Chính phủ đã nhìn nhận rất đúng đắn, rất khách quan, thực tế. Dự thảo Luật ĐĐ (sửa đổi) có nhiều nội dung mới nhằm thể chế các định hướng trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các nghị quyết, kết luận của Đảng, của Quốc hội. Đặc biệt, đã thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 và giải quyết các vấn đề từ thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển. Nếu làm tốt được theo tinh thần của Nghị quyết số 18 đưa vào Luật ĐĐ (sửa đổi) thì sẽ rất tốt, phát huy được những kết quả Luật ĐĐ năm 2013 đã đạt được, đồng thời khắc phục được những hạn chế, khe hở của Luật ĐĐ năm 2013.

Đinh Hòa


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục