(HBĐT) - Đầu tháng 4 vừa qua, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) chính thức công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022. Theo bảng xếp hạng PCI, Hòa Bình đứng thứ 53/63 tỉnh, thành phố với tổng điểm 62,81 điểm, tăng 9 bậc so với năm 2021. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu mỗi năm tăng 3 bậc trên bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh.Nghị quyết Đại hội xác định cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là một trong những đột phá chiến lược nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2020 - 2025. Tuy nhiên, năm 2021 - năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh rơi xuống vị trí 62/63 tỉnh, thành phố và thuộc nhóm được đánh giá thấp.

Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh là trăn trở của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. UBND tỉnh đặt ra mục tiêu: Năm 2022, thứ hạng chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh tăng 3 bậc, thuộc nhóm điều hành khá; các chỉ số thành phần PCI đều được cải thiện tăng điểm số và thứ hạng tăng tối thiểu 3 bậc so với năm 2021.

Theo đó, nhiều giải pháp đồng bộ dã được tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt. Cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn. UBND tỉnh đã bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi, bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo...

Bên cạnh đó, một trong những nhiệm vụ xuyên suốt mà các cấp, các ngành đã nỗ lực triển khai là liên tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân.

Những giải pháp trên đã tạo được niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả chỉ số PCI năm 2022, tỉnh ta có 7/9 chỉ số thành phần tăng điểm so với năm 2021. Điều này đã được ghi nhận trong báo cáo PCI của Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam: "Xu hướng chung PCI năm 2022 đã có sự chuyển biến về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, gánh nặng về chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính giảm xuống, tiếp cận về đất đai và sử dụng đất đai được thuận lợi hơn”.

Đã có bước chuyển biến tích cực nhưng chưa thể bằng lòng, vì chỉ số PCI của tỉnh còn ở top cuối - đó là nhận định chung của UBND tỉnh và các sở, ngành tại cuộc họp đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 vừa qua. Theo phân tích, năm 2023 – năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025, trong bối cảnh kinh tế - xã hội đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT - XH năm 2023, tiến tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiếp tục đòi hỏi sự bền bỉ và quyết liệt trong tiến trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh. Trong đó, những giải pháp thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, đảm bảo môi trường chính sách an toàn cho doanh nghiệp phát triển được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và cần chỉ đạo mạnh mẽ nhằm nỗ lực thực thi trong thời gian tới. 


Đinh Hòa

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện dự án sử dụng vốn Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH thuộc lĩnh vực y tế tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình.

Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Ngày 24/5, tại thành phố Việt Trì, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ Ba và công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập

Thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Đà Bắc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp đầu tư thâm canh, chuyên canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Qua đó không chỉ nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả.

Huyện Kim Bôi đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí

Là 1 trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) lớn, có ý nghĩa quan trọng hướng đến xây dựng "tam nông” thịnh vượng, Chương trình MTQG xây dựng NTM được cả hệ thống chính trị và người dân các xã huyện Kim Bôi dồn sức hoàn thiện, phấn đấu về đích theo đúng lộ trình.

Cao Phong nỗ lực xây dựng huyện nông thôn mới

Theo kế hoạch, kết thúc nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Cao Phong sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Tính đến thời điểm này, huyện có 8 xã đạt chuẩn NTM và 1 xã đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu. Năm 2024, huyện phấn đấu đưa xã Thạch Yên về đích NTM và xã Bắc Phong về đích NTM nâng cao. Cùng với đó, huyện tiếp tục thực hiện 5/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM.

Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục