(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.


Sản phẩm cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong (Cao Phong) được lựa chọn xây dựng sản phẩm OCOP năm 2023.

Tính đến cuối năm 2022, huyện Cao Phong đã xây dựng được 10 sản phẩm OCOP, trong đó có 3 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 4 sao và 7 sản phẩm đạt 3 sao. Theo đồng chí Bùi Văn Dán, các sản phẩm OCOP của Cao Phong chủ yếu dựa trên thế mạnh là vùng cây ăn quả có múi và một số sản phẩm nông sản đặc sản khác. Trong đó, bên cạnh các sản phẩm đã qua sơ chế và chế biến sâu có nhiều sản phẩm nông sản tươi như cam quả Cao Phong; na đỉnh cun... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều sản phẩm có sản lượng thấp, quy mô nhỏ, theo mùa vụ nên thường khan hiếm, thậm chí vào chính vụ cũng không đủ để cung cấp cho khách hàng. Điều này cũng một phần cản trở khả năng phát triển của các sản phẩm OCOP, nhất là các sản phẩm nông sản.

Xác định xây dựng sản phẩm OCOP là nội dung quan trọng góp phần xây dựng nông thôn mới, UBND huyện Cao Phong đã chủ động tuyên truyền, vận động người dân, các HTX tham gia xây dựng sản phẩm OCOP. Đồng thời, rà soát và lựa chọn những sản phẩm thực sự có tiềm năng, lợi thế để phát triển bền vững, lâu dài. "Trong đó, sản phẩm cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng thuộc xóm Tiến Lâm, xã Bắc Phong là sản phẩm có tiềm năng. Từ lâu đời, đồng bào Dao xã Bắc Phong đã nổi tiếng với nhiều bài thuốc dân gian trị các bệnh bằng cây thuốc nam. Trong đó, cây nghệ đen được sử dụng khá hiệu quả điều trị các bệnh về tiêu hoá. HTX đã nghiên cứu thành công và đưa vào sản xuất sản phẩm cao nghệ đen xuất bán ra thị trường. HTX cũng liên kết với người dân vùng nguyên liệu nghệ đen với diện tích hơn 10 ha. Trong thời gian tới, huyện có kế hoạch hỗ trợ người dân phát triển vùng trồng nghệ đen và một số loại cây dược liệu khác tại vùng này. Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng cao nghệ đen trở thành sản phẩm OCOP. Trong thời gian tới, huyện cũng sẽ chú trọng vào các sản phẩm dược liệu", đồng chí Bùi Văn Dán cho biết thêm.

Ngoài cao nghệ đen, rượu mía và rượu nếp râu Thạch Yên do HTX Thạch Yên sản xuất cũng được lựa chọn xây dựng sản phẩm OCOP dựa trên tiềm năng về vùng nguyên liệu lúa nếp nương của người Mường xã Thạch Yên. Được biết đây là giống lúa bản địa truyền thống lâu đời có độ dẻo, thơm rất đặc trưng. Hiện nay, nhiều hộ dân vùng Thạch Yên đã quay trở lại trồng giống lúa nếp râu này để cung cấp ra thị trường.

Gắn xây dựng sản phẩm với phát triển vùng nguyên liệu, Cao Phong đã chú trọng hỗ trợ các chủ thể chuẩn hoá quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và các tiêu chí về mẫu mã, bao bì sản phẩm. Theo đồng chí Trưởng phòng NN& PTNT, năm 2023, huyện đã phân bổ 300 triệu đồng từ nguồn ngân sách T.Ư và 40 triệu đồng từ ngân sách của huyện hỗ trợ xây dựng 3 sản phẩm OCOP. Việc hỗ trợ chủ yếu thông qua các hoạt động đánh giá chất lượng sản phẩm, lập hồ sơ sản phẩm và hỗ trợ xây dựng mẫu mã, bao bì. Với việc hỗ trợ trực tiếp vào sản phẩm đã góp phần giúp các chủ thể tự tin cho ra các sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn bắt mắt về mẫu mã và thuận lợi trong đóng gói.

Ngoài ra, huyện tích cực hướng dẫn các chủ thể định hình ý tưởng, phát triển sản phẩm dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương; tăng cường đào tạo, tập huấn và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể. Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành tổ chức quảng bá, triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP, hỗ trợ ứng dụng công nghệ, máy móc, thiết bị để hoàn thiện quy trình sản xuất.


Đinh Hòa


Các tin khác


Đông Nam Bộ "rộng cửa" đón nhà đầu tư FDI

Các tỉnh, thành phố ở Đông Nam Bộ luôn có sức hấp dẫn lớn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đối thoại chính sách phát triển hợp tác xã nông nghiệp 

Ngày 6/12, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách phát triển HTX nông nghiệp năm 2023. Đến dự có đại diện các sở, ban, ngành và các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo (tóm tắt) tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024

Tại Kỳ họp thường lệ cuối năm HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày Báo cáo (tóm tắt) tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024. Báo Hòa Bình điện tử trân trọng đăng toàn văn báo cáo.

Bưởi Diễn Đại Đồng khẳng định thương hiệu OCOP 4 sao

Xóm Đại Đồng, xã Ngọc Lương là xóm tiêu biểu, đi đầu trong phong trào trồng bưởi của huyện Yên Thủy. Diện mạo nông thôn và đời sống của người dân nơi đây đang từng ngày thay đổi nhờ hiệu quá kinh tế của cây bưởi Diễn. Thành quả đó gắn liền với ông Phạm Thừa Dũng, người tiên phong đưa cây bưởi Diễn về đồng đất Đại Đồng.

Bảo vệ, chăm sóc cây trồng dưới thời tiết giá lạnh

Trên địa bàn tỉnh đã và đang trải qua những đợt rét do ảnh hưởng của không khí lạnh. Trên những cánh đồng, nông dân tích cực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vụ đông, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Quyết liệt chỉ đạo dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng tái định cư (TĐC), tổ chức thi công dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ công trình đầu mối vào năm 2024, hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 6/2026, trước kế hoạch 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục