Từ tờ mờ sáng, khi sương mù còn bao phủ khắp các xóm, bản vùng cao, bà con các dân tộc ở huyện Mai Châu đã hào hứng gọi nhau xuống chợ. Ngoài là điểm kết nối giao thương, trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân địa phương, các phiên chợ còn là nơi giao lưu văn hóa, thể hiện tình cảm anh em, bạn hữu, lứa đôi. Đó cũng là nét văn hóa độc đáo, khác biệt khiến chợ phiên luôn thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và du khách khi đến với Mai Châu.


Du khách thích thú khi mua sắm tại chợ phiên Pà Cò, xã Pà Cò (Mai Châu).

Là điểm hẹn giao thương, kết nối, trao đổi hàng hóa nông sản cũng như giao lưu văn hóa, gặp gỡ, kết bạn của đồng bào người Mông các xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) và Loóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La), chợ phiên Pà Cò được họp vào Chủ nhật hằng tuần. Các gian hàng ở đây khá đơn giản, hàng hóa hầu hết là những đồ dùng, vật dụng, công cụ thiết yếu, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của đồng bào Mông; các loại nông sản do chính người dân địa phương sản xuất... Tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng mỗi lần đến chợ phiên đều thu hút du khách. Người thích thú lựa chọn nông sản "của nhà trồng được”, người bị thu hút bởi sự rực rỡ của những gian hàng bán quần áo thổ cẩm...

Chị Nguyễn Thị Trang, du khách đến từ quận Hà Đông (TP Hà Nội) chia sẻ: "Lần đầu tới Mai Châu du lịch, được bạn bè giới thiệu tôi đã tới chợ phiên Pà Cò từ khá sớm. Dưới màn sương mờ mờ, chợ phiên Pà Cò giống như bức tranh thu nhỏ về đời sống, sinh hoạt của đồng bào Mông. Tôi choáng ngợp bởi sắc màu rực rỡ của những chiếc váy, áo và hàng hóa người dân khắp nơi đổ về đây bày bán. Dù là chợ phiên nhưng cảm giác giống như chợ Tết. Hàng hóa phong phú, đậm bản sắc đồng bào các dân tộc Mông, Thái, từ quần áo đến phụ kiện, túi xách vải hoa văn thổ cẩm; đồ làm nông; vật nuôi; đồ gia dụng; đồ điện tử; mỹ phẩm; thậm chí có cả khu ẩm thực với những món ăn truyền thống. Gần gian hàng thổ cẩm có những nhóm thiếu nữ Mông tuổi chừng 18, 20 tươi tắn, rực rỡ trong bộ váy áo truyền thống". Mê mẩn với những sản phẩm thổ cẩm, trước khi rời chợ phiên chị Trang chọn mua vài chiếc ví, khăn làm quà tặng người thân.

Với mục đích ổn định trật tự, khôi phục, quảng bá bản sắc văn hóa truyền thống để phát triển du lịch, tháng 12/2018, UBND huyện Mai Châu ra quyết định thực hiện mô hình "Phiên chợ vùng cao Mai Châu” tổ chức có quy mô tại sân vận động trung tâm huyện. Khác với chợ phiên Pà Cò, Phiên chợ vùng cao còn có thêm không gian văn hóa nghệ thuật dân tộc. Để tạo điểm nhấn và thêm nhiều hoạt động thu hút khách du lịch, vào cuối tháng, Phiên chợ vùng cao Mai Châu tái hiện một số hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái, Mông như: biểu diễn văn nghệ, múa hát, hòa tấu nhạc cụ dân tộc... Vừa thoải mái mua sắm hàng hóa đặc sản, du khách vừa được thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ bản sắc của đồng bào các dân tộc. Những câu hát, tiếng nhạc hòa cùng dòng người tấp nập càng làm không khí chợ phiên sáng Chủ nhật thêm sôi động, hứng khởi. Cũng vì thế, nơi đây không chỉ là điểm đến của du khách trong nước mà còn thu hút nhiều du khách quốc tế khi đến du lịch tại Việt Nam.

Bà Kimberly Keeton, quốc tịch Mỹ cho biết: Từ khi ở Mỹ, qua mạng xã hội tôi đã được thấy nhiều hình ảnh, phóng sự quảng bá về du lịch ở Việt Nam. Trong chuyến đi lần này, sau khi tham quan Hà Nội, tôi lựa chọn Mai Châu là điểm đến tiếp theo. Tôi bị thu hút bởi cuộc sống bình dị, mộc mạc của các dân tộc sinh sống ở đây và ấn tượng mạnh với nét văn hóa truyền thống. Đến phiên chợ vùng cao, tôi có thể thưởng thức tất cả những điều đó. Ngoài ra, gia đình tôi còn được trải nghiệm ẩm thực dân tộc với cách chế biến hấp dẫn.

Đồng chí Hà Tuấn Hải, Trưởng phòng Dân tộc huyện Mai Châu cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 10 chợ phiên. Để phát triển du lịch bền vững, tạo dựng niềm tin cho người dân và du khách, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa luôn được chính quyền địa phương quan tâm, quản lý chặt chẽ. Các mặt hàng bày bán tại phiên chợ, đặc biệt là Phiên chợ vùng cao Mai Châu được Ban quản lý chợ thường xuyên kiểm tra chất lượng. Sức hút các phiên chợ của đồng bào dân tộc mang lại những tín hiệu tích cực trong việc phát triển du lịch vùng cao; tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu giao lưu buôn bán, là điểm nhấn trong phát triển kinh tế địa phương.

Thu Hằng


Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục