Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Người dân xã Giáp Đắt (Đà Bắc) nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều năm trước, gia đình bà Vì Thị Nhắm, xóm Bao, xã Giáp Đắt (Đà Bắc) duy trì chăn nuôi bò. Đây là hướng phát triển kinh tế phù hợp vì gia đình bà có thể thả bò vào rừng, nguồn thức ăn có sẵn. Tuy nhiên, mấy năm trước bà đã quyết định bán bò để chuyển sang nuôi dê, bởi giá bò giảm sâu nên hiệu quả kinh tế không cao. Trong khi đó, một số hộ ở các xã lân cận đã chuyển sang nuôi dê với đầu ra thuận lợi, giá bán luôn ổn định trên 100 nghìn đồng/kg. Nhờ được vay vốn ngân hàng, gia đình bà Nhắm đã quyết định đầu tư nuôi dê, đến nay hướng đi này đã đem lại những hiệu quả thiết thực.

Bà Nhắm chia sẻ: Nuôi dê nhàn hơn, buổi sáng thả chúng lên đồi, chiều tối thì lùa về chuồng. Do dê ăn tạp, nguồn thức ăn lại có sẵn nên chỉ cần mua thêm muối pha nước cho uống, chứ không tốn kém chi phí thức ăn. Đặc biệt, dê sinh sản nhanh, 2 năm sinh 3 lứa nên tăng đàn nhanh. Hiện nay gia đình đã có đàn dê trên 20 con. Mỗi năm dê đều sinh sản, nuôi từ 6 tháng trở lên là có thể xuất bán. Đầu ra thì không khó khăn vì thương lái vào mua tận nhà. Gia đình có đồi rừng thì nuôi con dê là thích hợp nhất.

Cùng xóm Bao, gia đình chị Sa Thị Đày cũng đã gắn bó với dê gần 4 năm nay. Đàn dê của gia đình chị Đày duy trì hơn 10 con, trong đó có 6 con dê sinh sản, còn lại là dê đực và dê thịt. Theo chị Đày, giống mà gia đình đang nuôi là dê cỏ, dê núi có kích thước nhỏ nhưng khoẻ mạnh, chất lượng thịt thơm ngon. Đặc biệt là dê sinh sản nhanh, mỗi lứa đẻ từ 2 - 3 con. Dê con nuôi được 1 năm tuổi sẽ đạt trọng lượng khoảng 20kg thì gia đình chị sẽ xuất bán, giá dao động từ 110 - 130 nghìn đồng/kg, thậm chí có thời điểm được giá 150 nghìn đồng/kg. "So với nuôi trâu, bò, lợn thì nuôi dê nhàn hơn mà giá bán ổn định. Vào mùa mưa vì chúng sợ nước nên gia đình phải chủ động đi cắt cỏ, đồng thời tiêm phòng một số bệnh để dê phát triển tốt”, chị Đày cho biết.

Ngoài Giáp Đắt, dê còn được nuôi nhiều ở một số xã vùng cao của huyện Đà Bắc, như Nánh Nghê, Mường Chiềng, Tân Pheo, Đoàn Kết. Bên cạnh đó, ở khu vực vùng huyện, nuôi dê cũng được chú trọng. Như xã Tú Lý, hiện có hàng chục hộ nuôi dê. Nếu ở các xã vùng cao, bà con chủ yếu nuôi theo hình thức chăn thả thì ở xã Tú Lý, các hộ nuôi bán chăn thả. Để phát triển chăn nuôi dê đem lại hiệu quả kinh tế cao, Hợp tác xã chăn nuôi dê Đà Bắc (xã Tú Lý) đã được thành lập. Với hợp tác xã này, các hộ sẽ liên kết với nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng thương hiệu dê Đà Bắc trong tương lai.

Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Hiện nay, tổng đàn dê trên địa bàn huyện có trên 8 nghìn con và đang tiếp tục được người dân phát triển. Trong bối cảnh chăn nuôi trâu, bò gặp nhiều khó khăn do biến động của thị trường thì nuôi dê đem lại những hiệu quả kinh tế thiết thực. Với những tiềm năng, lợi thế về nguồn thức ăn, bãi chăn thả, huyện Đà Bắc khuyến khích người dân chăn nuôi dê, nhất là ở các xã vùng cao có địa hình núi đá. Các cơ quan chuyên môn của huyện tiếp tục chú trọng tập huấn về khoa học kỹ thuật để phát triển nghề nuôi dê bền vững.


Viết Đào


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục