190 hộ tái định cư thuộc Dự án giao thông tránh ngập Quốc lộ 12 và cầu Hang Tôm tại tỉnh Điện Biên sẽ được bổ sung vào nhóm đối tượng hộ tái định cư Dự án thủy điện Sơn La.

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với phương án trên và giao UBND tỉnh Điện Biên sử dụng nguồn vốn di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đã giao cho tỉnh theo kế hoạch hàng năm để thực hiện tái định cư cho số hộ dân trên.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp số hộ dân trên vào bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Về nguồn vốn đầu tư xây dựng Mường Lay – Nậm Lùn (giai đoạn 1, bao gồm cả cầu Bản Xá) và tái thiết thị xã Mường Lay cũng được Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc UBND tỉnh Điện Biên tạm ứng từ nguồn vốn tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đã giao cho tỉnh theo kế hoạch hàng năm để đầu tư Dự án.

UBND tỉnh được sử dụng nguồn vốn di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đã giao cho Tỉnh theo kế hoạch hàng năm để đầu tư xây dựng công trình tạm và hỗ trợ 209 hộ tái định cư di chuyển tạm lần thứ 2 tại thị xã Mường Lay.

Theo tìm hiểu của phóng viên Cổng TTĐT Chính phủ, cầu Hang Tôm (mới) là một công trình nằm trong Dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 12, đoạn tránh ngập Nhà máy thủy điện Sơn La, do Ban Quản lý dự án 1 (PMU 1 - Bộ Giao thông vận tải) làm đại diện chủ đầu tư. Khi Thủy điện Sơn La tích nước, cầu treo Hang Tôm chìm sâu dưới lòng hồ gần 20m, chiếc cầu mới sẽ đóng vai trò quan trọng trong tuyến giao thông huyết mạch nối Ðiện Biên với Lai Châu.

Bởi vậy, việc Thủ tướng quyết định bổ sung các hộ tái định cư thuộc Dự án giao thông tránh ngập quốc lộ 12 và cầu Hang Tôm vào thuộc cùng nhóm đối tượng tái định cư Dự án thủy điện Sơn La là thực sự đúng đắn và cần thiết.

Dự án Thủy điện Sơn La ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu với tổng diện tích đất bị ngập 23.333 ha, trong đó đất nông nghiệp 7.670 ha, đất lâm nghiệp 3.170 ha, đất ở 527 ha. Số dân phải di chuyển dự kiến đến 2010 là 18.897 hộ, 91.100 khẩu.

Sau 6 năm thực hiện Dự án, tính đến 31/12/2008, tại 3 tỉnh đã di chuyển được 12.557 hộ, đạt 62% số hộ phải di chuyển cho dự án; tổ chức thống kê đền bù, lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 24.931 hộ; triển khai lập 1.356 dự án, phê duyệt 1.206 dự án, khởi công 772 dự án và hoàn thành 385 dự án thành phần, xây dựng khu, điểm tái định cư mới. Cùng với đó, công tác giao đất sản xuất, hỗ trợ sản xuất, nhà ở và đời sống được đẩy mạnh với việc tạm giao 5.078 ha đất, làm nhà ở cho 11.991 hộ.

Nhà máy Thủy điện Sơn La là dự án trọng điểm quốc gia với các nhiệm vụ chính như cung cấp điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần chống lũ cho mùa mưa và cấp nước cho mùa khô, thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là khu vực Tây Bắc.

Đây cũng là một trong những công trình thủy điện thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo rốt ráo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong suốt quá trình triển khai dự án trọng điểm quốc gia này.

                                                                              Theo Chinhphu

Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực ngân hàng

Chiều 15/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hoà Bình tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp với Báo Hoà Bình, Đài PT&TH tỉnh về thực hiện công tác thông tin, truyền thông lĩnh vực ngân hàng. Dự hội nghị có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. 

Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2023 đạt hơn 83 nghìn tỷ đồng

Năm 2023, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, bảo đảm đúng chính sách, chế độ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai; tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương là 83.087 tỷ đồng.

Giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đối với việc cho thuê đất, sử dụng đất 

Sáng 15/5, HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật đất đai đối với việc cho thuê đất, việc sử dụng đất (SDĐ) của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Huyện Đà Bắc: Nông dân rơi nước mắt vì dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày gần đây, dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát, lây lan mạnh trên địa bàn xã Tú Lý, huyện Đà Bắc. Dịch bệnh đã và đang khiến không ít hộ dân rơi vào cảnh trắng tay…

Giải ngân trên 100 tỷ đồng vốn đầu tư công

Tăng cường thực hiện giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, tính đến hết tháng 4, huyện Lạc Thủy đã giải ngân được 102.264 triệu đồng. Trong đó, giải ngân nguồn ODA, ngân sách Trung ương 2 công trình 13.025 triệu đồng, đạt 65%; ngân sách tỉnh 7 công trình giải ngân 8.078 triệu đồng, đạt 14%; ngân sách huyện giải ngân 60.287 triệu đồng, đạt 29%; nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu 11.212 triệu đồng, đạt 66%; nguồn thu từ đất 9.662 triệu đồng, đạt 13%; nguồn tiết kiệm chi giải ngân 39.412 triệu đồng, đạt 54,66%.

Mật ngọt Hợp Tiến - món quà từ thiên nhiên

Mật ong rừng Hợp Tiến, xã Hợp Tiến là 1 trong 2 sản phẩm OCOP 4 sao đầu tiên của huyện Kim Bôi, là sản phẩm mật ong đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Nhờ chú trọng cải tiến quy trình, đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến ngày càng khẳng định được chất lượng trên thị trường, được khách hàng gần xa tin tưởng, ưa chuộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục