Kinh tế rừng được xác định là thế mạnh của Phúc Tiến, 100% hộ dân trong xã tham gia trồng rừng, hộ trồng nhiều đến 30 ha.

Kinh tế rừng được xác định là thế mạnh của Phúc Tiến, 100% hộ dân trong xã tham gia trồng rừng, hộ trồng nhiều đến 30 ha.

(HBĐT) - Từ khi tuyến đường Bãi Nai - Vai Réo được hoàn thành đưa vào sử dụng, đường về xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn đã thuận lợi hơn nhiều. Nhân dân trong xã đã tận dụng lợi thế về giao thông, khai thác tiềm năng để phát triển kinh tế, trong đó, thế mạnh là phát triển kinh tế rừng.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Những năm gần đây, kinh tế rừng của xã phát triển tương đối mạnh, đồng đều ở các xóm. Toàn xã có 384 hộ, sinh sống tại 4 xóm, hầu hết các hộ dân đều tham gia trồng rừng. Hộ trồng nhiều đến 30 ha, hộ ít cũng có khoảng 1 ha. Theo kế hoạch, năm 2009, toàn xã trồng 60 ha rừng, nhưng thực tế đã trồng 80 ha, vượt kế hoạch 20 ha. Năm 2008 đã trồng 135 ha, vượt kế hoạch 35 ha. Đến nay, khoảng 15% số hộ trồng rừng đã cho thu hoạch sau 1 chu kỳ. Kinh tế từ rừng cho thu nhập cao, vượt trội đã thúc đẩy các hộ tích cực tham gia trồng rừng.

 

Với điều kiện sản xuất chính là nông, lâm nghiệp, chưa có ngành nghề phụ, nhân dân xã Phúc Tiến đã tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo. Cùng với 140 ha diện tích cấy 2 vụ, bà con tích cực đưa cây màu vào sản xuất như ngô, sắn, khoai lang, rau đậu các loại. Nhiều hộ gia đình đã xây dựng được mô hình kinh tế tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tiêu biểu như chị Đinh Thị Liệu, cán bộ phụ nữ xã đã đầu tư phát triển mô hình kinh tế tương đối toàn diện. Trong khuôn viên quanh nhà, chị đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà. Từ việc nuôi lợn nái bản địa đã cho nguồn thu đáng kể. Ngoài ra, gia đình chị còn trồng rừng, chăn nuôi bò. Hay mô hình của hộ anh Đinh Văn Đạt, hội viên nông dân xã tham gia trồng hơn 20 ha keo, nuôi 3 con lợn nái bản địa, chăn nuôi gà… tạo kinh tế gia đình ổn định.

 

Đầu năm 2009, số hộ nghèo trong toàn xã chiếm khoảng 15%, đến cuối năm, qua số liệu điều tra đã giảm còn 12% hộ nghèo, không còn hộ đói. Với tiêu chí xây dựng được cơ sở vật chất khang trang, trang bị được phương tiện, đồ dùng sinh hoạt đầy đủ, có thu nhập, tỷ lệ hộ giàu trong xã đã chiếm khoảng 25%, 35% hộ có kinh tế khá. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 7 triệu đồng/năm. Toàn xã có 85% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, xóm Mon nhiều năm liền đạt làng văn hoá. Năm 2009, xóm Đoàn Kết 1 được công nhận làng văn hoá. Các gia đình chính sách được quan tâm, chăm lo, thể hiện đạo lý tốt đẹp  “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn - đáp nghĩa” của dân tộc.

 

Đời sống kinh tế ổn định là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động văn hoá - thể thao phát triển. Năm 2007, câu lạc bộ dân ca - dân vũ được thành lập với 12 hội viên, đến nay phát triển lên 18 hội viên. Trong các buổi sinh hoạt không chỉ có thành viên CLB tham gia mà nhiều người dân cùng đến dự, tập luyện cùng CLB. Qua đó, các làn điệu hát ru Mường, hát đang, hát đúm được duy trì và truyền tiếp cho thế hệ trẻ, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 

 

                                                                                            Thu Hà

 

Các tin khác


Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục