Thông tư 25 vừa được sửa đổi, bổ sung sẽ gỡ khó cho nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, song còn không ít doanh nghiệp cho biết họ vẫn chưa thực sự hết “vướng” bởi thông tư này.

 

Văn bản sửa đổi, bổ sung thông tư 25 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát ký cho phép hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu dùng làm nguyên liệu gia công, chế biến xuất khẩu không bắt buộc phải thực hiện quy định theo thông tư 25.

Theo đó, những lô hàng nguyên liệu nhập khẩu dùng làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu không cần được sản xuất bởi cơ sở sản xuất có tên trong danh sách được cơ quan thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) theo quy định của Việt Nam.

Việc sửa đổi, bổ sung thông tư 25 chỉ có tác dụng với những doanh nghiệp nhập nguyên liệu về chế biến để xuất khẩu. Ảnh: Ca Hảo

Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cho rằng, việc sửa đổi này mới chỉ gỡ một phần khó cho họ ở khâu nhận hàng nguyên liệu nhập khẩu, trong khi đó vẫn còn quá nhiều loại thủ tục giấy tờ chồng chéo do chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan kiểm tra giám sát.

Ông Mai Văn Hiệp, Cục phó Cục Thú y khẳng định, theo thông tư sửa đổi, việc tiến hành kiểm tra và trao chứng nhận kiểm dịch để được thông quan hàng nguyên liệu thủy hải sản đều được quy về đầu mối duy nhất là cơ quan thú y của từng vùng.

Ông Nguyễn Xuân Nam, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Hải Vương (Khánh Hòa) cho rằng, những lô hàng xuất khẩu sau khi chế biến vẫn bị ràng buộc các quy định của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), như vậy đâu có thể gọi là quy về một mối.

Hơn nữa, một số doanh nghiệp cho rằng, thông tư 25 không tính đến việc hạ tầng tại các cảng có thể gây tổn hại lớn cho những lô hàng nhập về. Bởi, hầu hết những nguyên liệu thủy, hải sản đều yêu cầu bảo quản lạnh dưới -180C.

Trong khi đó, hệ thống cung cấp điện ở các kho lạnh tại một số cảng không đáp ứng được một lượng hàng lớn nhập về. Đồng thời, ngoài TP.HCM, một số chi cục hải quan các tỉnh không có hệ thống kho lạnh, nguy cơ hư hỏng hàng trong quá trình chờ thông quan là rất lớn.

Việc điều chỉnh thông tư 25 mới chỉ gỡ khó cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy hải sản, bởi những doanh nghiệp này nhập hàng về chế biến sau đó xuất khẩu. Còn những doanh nghiệp nhập khẩu thịt đông lạnh (phục vụ thị trường trong nước) vẫn chưa thể thông quan vì không biết xin giấy chứng nhận VSATTP ở đâu.

Các lô hàng đông lạnh nhập khẩu về tiêu thụ trong nước khả năng vẫn tắc tại cảng dài dài! Ảnh: Ca Hảo

Trong số 500 container hàng đông lạnh đang bị tắc tại cảng Cát Lái, khoảng hơn 300 container là hàng thịt và sản phẩm động vật. Những lô hàng này không thuộc diện điều chỉnh của thông tư sửa đổi. Do đó, chủ những lô hàng này vẫn chưa biết tương lai thế nào!

Đại diện một doanh nghiệp than phiền, trong số 300 container nói trên, có tới 40 – 50 container đã bị tắc tại cảng gần 3 tuần nay, tiền lưu kho, tiền điện… lên tới cả chục ngàn USD.

Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lương Lê Phương cho biết, trong thông tư 25 (điều 21 điểm 5), trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận này thuộc trách nhiệm của Nafiqad.

Một số doanh nghiệp kiến nghị, sau khi hàng nhập về, cơ quan thú y có thể cho phép doanh nghiệp kéo những container hàng này về kho lạnh của họ hoặc kho lạnh thuê trong thời gian đợi thủ tục thông quan.

Những lô hàng này sẽ được giám sát chặt chẽ của cơ quan thú ý hay quản lý thị trường, và doanh nghiệp chỉ được phép đem hàng ra chế biến khi có giấy phép thông quan. Với cách này, doanh nghiệp sẽ giảm được rất nhiều chi phí lưu kho tại cảng.

Bài học của một số doanh nghiệp nhập khẩu nội tạng động vật cách đây không lâu cho thấy, ngay cả khi phát hiện lô hàng không đảm bảo chất lượng, chờ xử lý hoặc tái xuất, doanh nghiệp sẵn sàng phá kẹp chì tuồn hàng ra thị trường và chấp nhận nộp phạt hành chính.

Tại buổi họp giữa các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy hải sản với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và Tổng Cục Hải quan ngày 9/9, thậm chí có doanh nghiệp còn đề suất không áp dụng thông tư 06 và 25.

Tuy nhiên, đề xuất này khó mà được cơ quan chức năng chấp nhận khi mà thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đã không đặt vấn đề VSATTP lên hàng đầu

 

                                                                           Theo VietNamnet

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục