Cơ sở sản xuất gạch ba vanh của gia đình anh Nguyễn Ngọc Chi, xã Tân Thành  tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương

Cơ sở sản xuất gạch ba vanh của gia đình anh Nguyễn Ngọc Chi, xã Tân Thành tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương

(HBĐT) - Theo sự giới thiệu của Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi tìm đến thăm trang trại nhà anh Nguyễn Ngọc Chi ở xóm Phượng Sồ, xã Tân Thành, một trong những hộ gia đình tiêu biểu sản xuất kinh giỏi của huyện.

 

Với mô hình phát triển kinh tế đa dạng vừa trồng rừng, chăn nuoi, sản xuất TTCN đến kinh doanh dịch vụ, mỗi năm, gia đình anh thu nhập 200 – 300 triệu đồng. Anh Chi cho biết: Hiện tại, gia đình anh đang chăn sóc 20 ha rừng keo, 2 ao cá, 12 đôi nhím sinh sản và cơ sở sản xuất gạch ba vanh, thường xuyên tạo việc làm và thu nhập ổn định 6 lao động với mức thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng. Thời gian đầu, gia đình anh cũng gặp rất nhiều khó khăn, năm 1990, anh vay vốn của Ngân hàng No&PTNT đầu tư trồng 5 ha bương, luồng. Lấy ngắn nuôi dài, anh kết hợp trồng thêm xen thêm các loại cây ngắn ngày bên dưới và nuôi thêm gà, vịt. Sau mỗi vụ thu hoạch, có tiền vừa trả ngân hàng, vừa để quay vòng đầu tư sản xuất chăn nuôi. Trải qua bao khó khăn, vất vả, đến năm 2007, anh quyết định đầu tư mua xe ô tô cửu long và thiết bị máy ép gạch để mở cơ sở sản xuất gạch ba vanh cung cấp cho người dân trong và ngoài vùng. Bình quân mỗi tháng, cơ sở của anh sản xuất được  trên 3 vạn gạch, trừ các khoản chi phí, anh thu lãi về từ 5 – 6 triệu đồng/tháng.

 

Không bằng lòng với những gì mình đã đạt được, qua tìm hiểu thấy nuôi nhím mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh đến tận trại nhím Sơn La và Sơn Tây để mua nhím giống. Ban đầu, anh mua 12 cặp nhím giống với giá tiền 10 triệu đồng/đôi. Sau thời gian nuôi thử nghiệm thấy chúng phát triển tốt nên anh quyết định mua thêm 10 cặp nữa. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng do đây là loài vật dễ thích nghi với môi trường, điều kiện sinh sống cũng như thức ăn, nên chúng lớn rất nhanh. Anh Chi cho biết, thu nhập từ bán nhím giống và nhím thịt, anh thu về hơn 100 triệu đồng/năm. Ngoài việc đầu tư ban đầu khá lớn, quá trình nuôi nhím không vất vả. Từ khi nuôi nhím đến nay chưa hề thấy nhím mắc bệnh gì. Nhím ăn tạp, có thể dùng rất nhiều loại thức ăn để nuôi, từ lá đến rễ cây, củ quả đến côn trùng, ốc, giun đất. Một con nhím mỗi tháng cần 15 kg rau xanh, 9 kg thức ăn tinh, 5 kg củ quả. Chuồng nuôi nhím chỉ cần xây dựng đơn giản, nền đất có độ dốc vừa phải, mặt nền lát gạch hoặc đổ bê tông và cần có hệ thống cống rãnh toát nước phía sau để đảm bảo vệ sinh môi trường. Trung bình hai năm nhím đẻ 5 lứa, mỗi lứa từ 1 – 2 con, cá biệt có lứa được 3 con. Nhím lớn nhanh, chỉ sau 2 tháng đã đạt 2,5 – 3 kg, nuôi sau một năm nhím sẽ đạt khối lượng 10 kg, sau 2 năm đạt khoảng 20 kg/con. Thời gian đầu, gia đình anh bán nhím thịt, sau thấy nhu cầu mua nhím giống cao nên anh chuyển sang chỉ chuyên nuôi nhím sinh sản. Hiện tại gia đình anh nuôi 12 đôi nhím bố mẹ, với giá bán nhím giống như hiện nay 12 – 15 triệu đồng/đôi

 

Anh Chi còn cho biết. sang năm anh sẽ nuôi thêm kỳ đà và dúi, cũng là loại đặc sản có giá trên thị trường, hiện tại anh đang chẩn bị chuồng nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 

                                                                      

                                                                        Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục