Thông qua hình thức dạy nghề, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã có việc làm và thu nhập ổn định

Thông qua hình thức dạy nghề, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã có việc làm và thu nhập ổn định

(HBĐT) - Theo thống kê của phòng LĐ-TB-XH huyện Kỳ Sơn, đến năm 2010, trên địa bàn huyện có khoảng 5.307 lao động chưa có việc làm ổn định, chiếm 25,19% so với tổng số lao động trong độ tuổi. Phần lớn lực lượng lao động này tập trung ở các khu vực nông thôn với trình độ kỹ thuật hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển.

 

Ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH cho biết: Xác định đào tạo nghề là một trong những nội dung chủ yếu để giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động, nhất là lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, những năm qua huyện Kỳ Sơn đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Cùng với việc thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo nghề, gắn dạy nghề với nhu cầu việc làm, có chế độ khuyến khích người học nhằm từng bước nâng cao đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu thi trường lao động. Hàng năm, huyện tổ chức khảo sát nắm chắc thực trạng lao động, việc làm tại các xã, thị trấn và thực trạng sử dụng lao động, nhu cầu nguồn nhân lực theo cơ chế nghề của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trên cơ sở đó, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đa dạng hoá các ngành nghề, nhằm tạo thêm việc làm mới cho người lao động và xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với cơ cấu ngành nghề lao động.

 

Mặc dù vẫn còn gặp không ít những khó khăn trong công tác đào tạo và chuyển đổi nghề cho nông dân do huyện chưa xây dựng được trung tâm đào tạo nghề, các lớp dạy nghề đa phần là phải mượn trụ sở một số cơ quan, đơn vị nhưng các hình thức dạy nghề cho nông dân trên địa bàn huyện luôn được đa dạng hoá như: dạy nghề tại chỗ, dạy nghề lưu động, lấy nông dân dạy nông dân, học trực tiếp tại đồng ruộng, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… Qua các lớp dạy nghề nhiều học viên đã mạnh dạn áp dụng kiến thức KH-KT vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mở rộng qui mô sản xuất để tạo việc làm cho chính mình cũng như nhiều lao động khác. Đặc biệt, số lao động qua đào tạo ngày càng tăng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lao động.

 

Kỳ Sơn hiện có 18.769 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 2.959 lao động nông thôn qua đào tạo. Ngoài việc tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, đào tạo nghề, giải quyết việc làm nhanh, kịp thời để bảo đảm đời sống người dân, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho các doanh cho các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn huyện nghề sản xuất chổi chít đang được phát triển mạnh, các cơ sở sản xuất đã đầu tư các trang thiết bị máy móc, nhà xưởng và thu hút các lao động được đào tạo có việc làm ổn định tại địa phương. Từ thực tế này, từ đầu năm 2010 đến nay,  Phòng LĐ-TB&XH huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện và UBND các xã thị trấn cùng các cơ sở sản xuất mở 10 lớp đào tạo nghề cho 300 lao động nông thôn và người nghèo, trong đó có 2 lớp sửa chữa máy nông nghiệp, 8 lớp làm chổi chít xuất khẩu (6 lớp dạy cho người nghèo). Toàn bộ số lao động sau khi học xong đã được Công ty TNHH Minh Thắng tuyển dụng vào lao động tại doanh nghiệp, đồng thời mở các xưởng sản xuất tại một số xã có đông lao động tham gia và thu mua toàn bộ sản phẩm do người lao động làm ra, vì vậy đã được người lao động hưởng ứng tham gia tích cực.

 

Cùng với việc hoàn thành đề án thành lập Trung tâm dạy nghề của huyện, trong thời gian tới, huyện Kỳ Sơn sẽ tiếp tục khai thác và kết hợp  hình thức đào tạo nghề tại chỗ với liên kết đào tạo. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. 

 

                                                                                            

                                                                                         Hoàng Huy

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục