Xưởng đóng tàu của anh Nga là cứu cánh cho những người nghèo ở xóm mực xã Tiến Phong huyện Đà Bắc.

Xưởng đóng tàu của anh Nga là cứu cánh cho những người nghèo ở xóm mực xã Tiến Phong huyện Đà Bắc.

(HBĐT) - Sau khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành thì cuộc sống người dân vùng lòng hồ sông Đà gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ phải chuyển vào trong miền nam làm ăn sinh sống. Trong khi đó, anh Đinh Văn Nga ở xóm Mực, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc ở lại vận động bà con trồng luồng và bày cách cho họ đánh cá trên vùng hồ.

 

Năm 1978, cũng như bao gia đình ở vùng ven sông Đà, gia đình anh Nam khai hoang đất trồng lúa, ngô và chăn nuôi. Tuy không khá giả nhưng vùng đất ven sông tốt việc trồng trọt gặp nhiều thuận lợi nên cuộc sống ổn định. Năm 1983, Nhà nước có chủ trương nhà nước xây dựng thủy điện Hòa Bình. Anh chị đã nhường đất đai, nhà cửa cho vùng lòng hồ. Không còn ruộng đất để trồng cấy lúa, anh nghĩ phải chuyển nghề để sống. Trên diện tích đất đồi rừng được giao, anh vận động bà con trồng luồng. Cây luồng là cây dễ trồng phù hợp với đất đồi. Chỉ cần trồng một lần những năm tiếp theo thu hoạch măng hoặc cây. Gia đình anh tham gia trồng hơn 2 ha luồng. Chưa có vốn, tận dụng mặt nước hồ sông Đà, anh tìm cách đánh bẫy cá. Sau hơn 4 năm, có chút vốn từ tiền bán cá, anh mua tàu và mua lưới đánh cá. Có tàu, có lưới anh đi đánh cá xa hơn và được nhiều cá hơn. Kinh tế gia đình đỡ chật vật.

 

Ở vùng lòng hồ điều kiện không có thợ máy mỗi lần máy hỏng lại đi nhờ xuống tận thành phố Hòa Bình để sửa. Anh nghĩ: Người ta làm ra được cái máy mình có việc sửa mà không được. Rồi anh mua đồ nghề tự học, tự mày mò để sửa mà không cần thầy dạy, không cần đến sách vở. Thấy trên vùng lòng hồ phương tiện đi lại chủ yếu là tàu chạy máy nổ. Hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng đến. Do vậy, để đi mua một chiếc tàu các hộ ở đây phải xuống tận thành phố mua. Giá vừa cao mà đi lại xa.  Khi học được nghề sửa máy anh nghĩ đến cách đóng tàu bán. Không được học nghề hàn, anh tự mua máy về tập hàn thử rồi nhìn những mối hàn cũ học hàn. Khi kinh tế gia đình không còn khó khăn, anh giúp đỡ những hộ trong xóm. Gia đình nào không có tiền mua lưới anh cho vay không lãi. Nhà nào không có tiền mua tàu anh đóng tàu chịu. Đến nay, gia đình anh đã có một xưởng đóng tàu nhỏ mỗi năm xuất xưởng trên 20 cái tàu đánh cá, hơn 5 ha luồng, nuôi 30 con dê, 4 lồng cá mỗi năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng. Xưởng đóng tàu của anh đã tạo việc làm cho 5 lao động địa phương với thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng. Nhờ sự giúp đỡ của anh, đến nay, nhiều hộ ở xóm Mực đã thoát được nghèo. Xóm có 40 hộ thì chỉ còn 5 hộ nghèo. Hầu hết họ đều theo nghề đánh cá. 

 

                                                                            Việt Lâm 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục