Hà Nội là địa bàn tập trung đông dân cư, nhu cầu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao rất lớn. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của thành phố mới chỉ đáp ứng khoảng 3% - 5% nhu cầu thị trường. Vì vậy, ngành nông nghiệp TP Hà Nội đang từng bước xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao thông qua mô hình liên kết "bốn nhà" đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị thu nhập trên một diện tích canh tác cho nông dân.

Hà Nội có hơn 192,7 nghìn ha đất nông nghiệp, trong đó có hơn 120 nghìn ha trồng lúa. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở các huyện: Ba Vì, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thanh Oai, Mỹ Ðức, Thường Tín... Với đặc thù là một trong hai thành phố lớn nhất cả nước, thị trường tiêu thụ lúa gạo tại chỗ, nhất là lúa gạo chất lượng cao rất lớn. Chỉ tính riêng mười quận nội thành, trung bình một năm tiêu thụ khoảng 67 nghìn tấn gạo chất lượng cao. Những năm qua, ngành nông nghiệp thành phố  đã tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), giống mới cho nông dân, tuy nhiên, tỷ lệ trồng lúa chất lượng cao của Hà Nội mới chỉ chiếm khoảng 8% - 14% diện tích trồng lúa với quy mô nhỏ lẻ, phân tán, bộ giống còn nghèo nàn. Công nghệ sau thu hoạch như phơi, sấy, bảo quản, chế biến lúa chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết trong định hướng sản xuất - tiêu thụ sản phẩm của những doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp...

Theo Giám đốc Trung tâm giống cây trồng Hà Nội Nguyễn Bá Sướng: Dự kiến, đến năm 2015, nhu cầu lượng gạo hằng năm phục vụ cho nhân dân Hà Nội ước tính khoảng 1,53 triệu tấn (gồm hơn 1,22 triệu tấn dùng làm lương thực ăn hằng ngày và hơn 306 nghìn tấn dùng cho chăn nuôi, chế biến...) đặt ra yêu cầu cấp thiết xây dựng các vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao bài bản, quy mô lớn. Ðể đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra, TP Hà Nội đã xây dựng Chương trình phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao từ 2010 đến năm 2015 với mục tiêu đưa giống, kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, tạo vùng lúa quy mô tập trung ở tám huyện trọng điểm. Trong đó, giải pháp liên kết 'bốn nhà' gồm nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế vào sản xuất, bảo quản, chế biến được chú trọng hàng đầu. Trung tâm giống cây trồng Hà Nội lựa chọn các giống lúa mới chất lượng cao hoặc nhập khẩu một số giống nguồn gốc Japonica, Indica... làm tiền đề cho việc mở rộng diện tích sản xuất; từng bước hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cho một số vùng sản xuất lúa hàng hóa trọng điểm; phối kết hợp với doanh nghiệp, các huyện, hợp tác xã trong thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo huấn luyện 45 - 50 nghìn lượt nông dân về quy trình sản xuất, phương thức thâm canh lúa chất lượng cao... 

Thực hiện chương trình, ngay trong năm 2010, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã triển khai xây dựng mô hình lúa chất lượng cao các giống  Nàng xuân, Tám thơm đột biến, T10, LT2... được hơn 1.270 ha (vụ xuân triển khai được 600 ha, vụ mùa 670 ha) ở một số vùng trọng điểm lúa như HTX Phú Phong, Phú Phượng của huyện Phú Xuyên; HTX Thanh Văn, Tam Hưng, huyện Thanh Oai; HTX Ðồng Phú của huyện Chương Mỹ... và tổ chức khai giảng 13 lớp tập huấn kỹ thuật, 26 lớp huấn luyện chuyển giao kỹ thuật cho hơn ba nghìn lượt nông dân. Trong quá trình triển khai giống lúa hàng hóa chất lượng cao cho thấy các giống lúa sinh trưởng, phát triển tốt với các thông số về chiều cao cây, chiều dài bông, số hạt của mỗi bông lúa đều đạt tỷ lệ cao. Kết quả kiểm tra đánh giá nghiệm thu, các giống lúa chất lượng cao được triển khai đều phù hợp đồng đất, điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác cho năng suất đạt 53-55 tạ/ha (vụ xuân) và 50-52 tạ/ha (vụ mùa); lúa hàng hóa, chất lượng cao cho hiệu quả cao hơn 5,3 triệu đồng/ha so với giống lúa đại trà trồng đối chứng. Tổng giá trị sản xuất giống lúa hàng hóa năm 2010 cao hơn giống đại trà đối chứng gần 6,8 tỷ đồng.  Ðáng chú ý, quá trình liên kết 'bốn nhà'  được thực hiện chặt chẽ, tạo thành một 'quy trình' khép kín trong phát triển, tiêu thụ sản phẩm. Qua kết quả các hội nghị, hội thảo về xây dựng, phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao, nhiều ý kiến của các nhà khoa học cùng với các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã chỉ đạo quy trình sản xuất, quản lý chất lượng lúa bảo đảm cho năng suất cao, sản phẩm đạt chất lượng tốt. Ðội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp nhanh chóng đưa được các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới giúp bà con nông dân phát triển sản xuất phù hợp đặc điểm canh tác, nâng cao thu nhập trên một diện tích canh tác. Sự tham gia của các doanh nghiệp như: Công ty Hưng Trung Việt, Công ty phân phối, bán lẻ VNF1, Công ty Thái Dương, Công ty cổ phần lương thực Hồng Hà, Công ty Chaoful (Ðài Loan)... đăng ký, hợp tác với Trung tâm giống cây trồng Hà Nội và các HTX thực hiện tốt việc thu mua, chế biến, bảo quản sản phẩm, tạo sự ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Ðặc biệt, các hợp tác xã và bà con nông dân triển khai mô hình sản xuất tập trung, thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu gieo mạ, cấy, chăm sóc bón phân và phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch lúa. Nông dân các HTX từng bước thay đổi tập quán canh tác, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và yên tâm vào đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, góp phần xây dựng vùng sản xuất và thương hiệu cho lúa chất lượng cao Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thị trường với mục tiêu gieo trồng khoảng 90 nghìn ha lúa hàng hóa chất lượng cao vào năm 2015.

                                                                               Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục