Lãi suất giảm sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm

Lãi suất giảm sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng phục vụ sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm

ACB, Vietcombank, VietinBank... đều đã hạ lãi suất huy động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Một số ngân hàng khác cũng sẽ giảm lãi suất trong tuần tới

 
Các “ông lớn” giảm trước
 
Ghi nhận diễn biến thực tế trên thị trường cho thấy các NH thương mại cổ phần quy mô lớn đã chủ động giảm lãi suất ngay. Từ chiều 14-10, NH Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã công bố giảm lãi suất huy động xuống 11%/năm thay cho mức 11,2%, áp dụng cho sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi kỳ hạn 36 tháng. Các kỳ hạn tuần hoặc 24 tháng đều có mức lãi suất từ 9,9% đến 10,88%/năm...
 
 Một ngày sau, đến lượt NH Ngoại thương VN (Vietcombank) công bố giảm lãi suất với mức giảm ấn tượng hơn. Cụ thể, từ ngày 16-10, Vietcombank áp dụng biểu lãi suất cho vay VNĐ thấp nhất chỉ còn 11,5%/năm. Lãi suất huy động của Vietcombank cũng điều chỉnh giảm, chỉ còn 10,8%-11%/ năm cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 1-3 tháng. Các kỳ hạn 3, 6 hoặc 9 tháng có mức lãi suất 11%/năm và kỳ hạn 12 tháng có mức lãi suất thấp nhất là 10,5%/năm. Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng Giám đốc Vietcombank, cho biết với việc chủ động giảm lãi suất cho vay, Vietcombank mong muốn tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, DN sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
 
Cùng thời điểm, NH Công thương VN (VietinBank) cũng công bố hạ lãi suất huy động. Theo đó, mức 11%/năm được áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng, các kỳ hạn dài hơn được áp mức 10,5%-10,8% /năm...
 
Cần thực hiện đồng loạt
 
Đây là lần thứ hai trong năm, VNBA kêu gọi các thành viên giảm lãi suất. Tuy có sự đồng thuận của các NH về lời kêu gọi này song lãi suất vẫn chưa giảm xuống như kỳ vọng. Theo các chuyên gia kinh tế, thực trạng lãi suất trái phiếu Chính phủ và tỉ giá đều tăng trong khi rủi ro cho vay DN không giảm xuống là những yếu tố “làm khó” cho chủ trương giảm lãi suất của các tổ chức tín dụng. Trong bối cảnh đó, việc giảm lãi suất chỉ dựa vào kêu gọi sự đồng thuận của các NH sẽ rất khó bền vững.
 
Nhìn từ góc độ quản lý, vấn đề đồng thuận giảm lãi suất của các NH có thể có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết việc đồng thuận áp dụng trần lãi suất cho vay xuống 11%/năm vào đầu năm 2008 đã bị cơ quan này “soi”. Bởi vì các bên tham gia thỏa thuận là các NH nắm hơn 30% thị phần, việc áp dụng đồng đều một mức lãi suất đã gây ra tình trạng “hạn chế cạnh tranh”, khách hàng không có nhiều sự lựa chọn, đẩy các NH nhỏ, không có lợi thế về vốn vào tình trạng khó khăn.
 
Thế nhưng trong bối cảnh kinh tế khi đó, lạm phát cao đẩy lãi suất đầu vào ở đỉnh điểm cao nhất trong lịch sử NH (21%/năm) nên việc thỏa thuận giảm trần lãi suất xuống 11% đã có tác dụng thiết lập lại mặt bằng lãi suất hợp lý hơn, góp phần bình ổn thị trường vốn và ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù Luật Cạnh tranh không miễn trừ trong trường hợp này nhưng xét thấy đây là vấn đề “có tính thời sự và cấp bách”, cơ quan này kết luận có thể đưa vào diện được miễn trừ...
 
Còn trong đợt kêu gọi đồng thuận giảm lãi suất kỳ này, bà Dương Thu Hương,  Tổng Thư ký VNBA, cho rằng đây cũng là thời điểm kinh tế khó khăn. Việc giảm lãi suất cần thực hiện đồng loạt, nếu không sẽ lại dẫn tới sự lộn xộn như trước đây vì ngành NH là hoạt động kinh doanh đặc thù cần sự đồng tâm rất lớn. Do đó, VNBA đã đóng góp ý kiến để Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho NH thực hiện cho vay với lãi suất thỏa thuận. Điều 12 Luật NH Nhà nước cũng có quy định: “Trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, NH Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác”.
 
 
 
                                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục