Huyện Cao Phong đang xúc tiến xây dựng thương hiệu mía tím Cao Phong.

Huyện Cao Phong đang xúc tiến xây dựng thương hiệu mía tím Cao Phong.

(HBĐT) - Huyện Cao Phong được chia tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2001. Ngay sau khi được thành lập, huyện đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh, chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cây công nghiệp, cây ăn quả…

 

Trong đó, cây căn quả, cây công nghiệp được chú trọng, xác định là một trong những cây chủ lực để phát triển kinh tế của huyện. Năm 2006, Huyện ủy đã ra Nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp của huyện, trên cơ sở đó, UBND huyện đã xây dựng dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006-2011. Hàng năm, bằng nguồn ngân sách và thu hút vốn các dự án, các chương trình nhân giống, đầu tư thâm canh cây ăn quả và cây công nghiệp được triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực. Đến nay, Cao Phong đang hình thành vùng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị kinh tế.

 

Ông Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nói đến cây công nghiệp ở Cao Phong phải nhắc đến đầu tiên là cây mía. Diện tích mía chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng diện tích cây công nghiệp toàn huyện. Ngoài ra còn một số loại cây khác như lạc, đậu tương, chè, bông… nhưng không đáng kể, lạc, đậu tương chủ yếu được trồng xen với mía. Cây mía xuất hiện ở Cao Phong từ lâu, được nhân dân trồng từ những năm 1980. Năm 2002, toàn huyện mới có khoảng trên 1.000 ha mía, đến năm 2006, khi xây dựng dự án diện tích mía tăng lên 1.800 ha. Thời kỳ đầu chủ yếu nhân dân tự trồng, nhận thấy giá trị kinh tế, thế mạnh của cây mía đối với đồng đất địa phương, huyện đã có định hướng để nhân dân tập trung đầu tư phát triển loại cây này. Những năm 2002 – 2003, huyện đã chú trọng dành ngân sách cho việc hỗ trợ tập huấn kỹ thuật thâm canh cho bà con, cùng với việc học hỏi lẫn nhau trong sản xuất, đúc rút kinh nghiệm trồng mía từ nhiều năm đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, trình độ thâm canh của người trồng mía được nâng cao rõ rệt. Huyện xây dựng kế hoạch phát triển diện tích mía hàng năm, trên cơ sở định hướng của huyện dần dần hình thành các vùng trồng mía. Đến năm 2006, dự án phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp ra đời đã tạo động lực thúc đẩy phát triển trồng mía trên địa bàn. Cây mía được trồng ở khắp các xã, thị trấn trong huyện, với tổng diện tích toàn huyện hiện đạt 2.492 ha. Trong đó tập trung nhiều ở Dũng Phong, Tây Phong, Tân Phong, Bắc Phong, Nam Phong, thị trấn Cao Phong, mỗi địa bàn có từ 80 – 100 ha mía. Phần lớn diện tích mía được trồng là mía tím, mía trắng chiếm khoảng 40%, mía nguyên liệu có khoảng hơn 100 ha. Giá trị thu nhập từ mía ngày càng tăng lên. Những năm trước 1 ha mía bình quân cho thu nhập khoảng 80 – 90 triệu, đến nay đạt từ 100 – 120 triệu động/ha. Cũng theo ông Nguyễn Hồng Quân, từ giá trị thu nhập ngày càng tăng nên diện tích trồng mía cũng dần được tăng cao. Có những hộ như ở xã Dũng Phong đầu tư trồng đến 3 ha mía, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Ngoài ra, nhờ nắm vững kỹ thuật canh tác, sau một chu kỳ trồng mía người dân trồng cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương vừa cải tạo đất, vừa tăng thêm nguồn thu không để đất trống. Trong những năm tới, cây mía vẫn được xác định là một trong những loại cây trồng thế mạnh của huyện. Huyện tiếp tục phát triển và duy trì diện tích trồng mía vào khoảng 2.400 – 2.500 ha.

 

Cao Phong đã được biết đến là vùng đất của cây cam, cây mía – những loại cây “đặc sản” có tiếng trong và ngoài tỉnh. Sản phẩm cam Cao Phong đã được đăng ký thương hiệu, huyện đang tiếp tục xúc tiến các hoạt động để đăng ký thương hiệu mía tím Cao Phong. Giá trị kinh tế từ cây công nghiệp, trong đó nổi bật là cây mía mang lại đã và đang góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

 

                                                                                   Thu Hà

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục