Ngày 19/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1914/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án ''Những giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.''

 

Quyết định nêu rõ ba định hướng của Đề án gồm: Một là từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo số lượng sang chất lượng dựa trên năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Phát triển các yếu tố tạo nền tảng cho tăng năng suất nhanh, bền vững thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và tăng cường cải cách hành chính.

Hai là chuyển cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng phát huy sang lợi thế so sánh và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Xóa bỏ những rào cản và có cơ chế, chính sách khuyến khích nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực.

Ba là đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giảm thiểu và chống bao cấp, độc quyền trong kinh doanh, bảo đảm môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Quyết định đề ra 10 giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đó là: Ổn định kinh tế vĩ mô; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng bảo đảm chất lượng và đồng bộ, điều chỉnh chính sách đầu tư...; Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế, tập trung phát triển các ngành có lợi thế so sánh, tỷ trọng giá trị tăng cao, từng bước giảm tỷ trọng các ngành gia công, sơ chế và khai thác tài nguyên.

Giải pháp tiếp theo là phát triển vùng kinh tế, cụm công nghiệp, khu công nghiệp; Nâng cao chất lượng và hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Đẩy mạnh phát triển hệ thống doanh nghiệp; Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, giảm thiểu tác động đến môi trường; Đẩy mạnh phát triển các thị trường nhân tố sản xuất như lao động, công nghệ, vốn, đất đai...; Đẩy mạnh cải cách hành chính, thể chế, phân cấp, biên chế và tiền lương...

Quyết định của Thủ tướng đặt rõ tiến độ thực hiện từ nay đến tháng 12/2011 các công việc như đến tháng 12/2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Công thương chủ trì phải hoàn thành việc chọn ra khoảng 10 ngành công nghiệp để chuyển đổi cơ cấu nhằm tăng năng lực cạnh tranh.

Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước, hoàn tất đến tháng 10/2011.

Đề án Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương do Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện từ nay đến hết năm 2011 phải trình Chính phủ.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Báo cáo năng lực cạnh tranh quốc gia trình Chính phủ vào tháng 12/2010.../.

                                                                                     Theo TTXVN

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục