Tăng các mức LS do NHNN công bố; không đặt cao vấn đề tăng trưởng tín dụng; hạn chế cho vay bằng ngoại tệ... Những quyết định mà NHNN đưa ra ngay trong 5 ngày đầu tháng 11 cho thấy tín hiệu thắt chặt tiền tệ đã được đưa ra khá rõ ràng.

So với tháng 12.2009, CPI tháng 10.2010 tăng 7,58%. Tính chung bình quân CPI 10 tháng năm 2010 tăng 8,75% so với cùng kỳ năm 2009. Chỉ số giá USD và giá vàng nằm trong nhóm tăng mạnh nhất. Lạm phát liên tục hai tháng vừa qua đã tăng cao, nhưng nếu theo dõi tình hình giá cả tuần đầu của tháng 11.2010, người dân bình thường cũng có thể thấy mức tăng giá cả đang có xu hướng còn tăng cao, nhanh hơn (nhất là chỉ số giá vàng và USD). Tình hình cho thấy nếu không có biện pháp quyết liệt, Việt Nam sẽ khó đạt được mục tiêu lạm phát đề ra cho năm 2010. Chính phủ đã khẳng định quyết tâm kiểm soát lạm phát ở mức một con số.

Không đặt cao vấn đề tăng trưởng tín dụng

Qua theo dõi các quyết định chính sách NHNN trong tuần đầu tháng 11.2010 người ta thấy cơ quan này đã bắn đi những tín hiệu khá rõ ràng, cương quyết về thắt chặt tiền tệ mà biểu hiện rõ nhất là việc sử dụng công cụ lãi suất (LS) và hạn chế cung tiền qua kênh tín dụng.

Trước hết, ngày 4.11.2010, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN chỉ đạo hệ thống thực hiện các giải pháp tiền tệ, tín dụng và ngân hàng góp phần ổn định giá cả và kinh tế vĩ mô. Đồng thời cơ quan này vấn tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu các TCTD thực hiện và tuân thủ nghiêm túc các quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Tiếp theo, ngày 5.11.2010, NHNN đã ban hành các quyết định điều chỉnh tăng 1% đối với các mức LS bằng VND của NHNN, có hiệu lực kể từ ngày 5.11.2010. Như vậy, các mức LS thị trường sẽ lập tức tăng theo LS do NHNN công bố. Mặc dù về trần mức LS huy động VND, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã đưa ra đề nghị đồng thuận ở mức 12%/năm, nhưng LS cho vay thì không có sự đồng thuận trần và sẽ tiếp tục tăng cao hơn nhiều so mức LS hiện nay. LS vay cao sẽ làm hạn chế nhu cầu vay.

Về điều hành chính sách tiền tệ, NHNN nêu rõ quan điểm: Đến thời điểm hiện nay, về cơ bản các chỉ tiêu tiền tệ tín dụng cả năm 2010 đã hoàn thành (đến cuối tháng 10, dự kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng đã đạt 23%/25% kế hoạch năm), do đó, thời gian này, không đặt cao vấn đề tăng trưởng tín dụng mà vấn đề cấp bách và đặt ra hàng đầu là tập trung vốn phục vụ sản xuất.

Từ nay đến cuối năm, các NHTM phải tập trung đảm bảo thanh khoản, do đó xem xét, điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng cho phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng, giảm bớt đối tượng phi sản xuất. Ngay cả tín dụng bằng ngoại tệ, NHNN cũng yêu cầu hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, kể cả bằng tiền VND để mua ngoại tệ để nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu và danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

Trong trường hợp những biện pháp trên chưa đạt hiệu quả, có thể NHNN sẽ giảm nguồn vốn “bơm” ra trên thị trường mở.

Thị trường không bất ngờ

Hành động theo hướng thắt chặt tiền tệ của NHNN không khiến dư luận ngạc nhiên. Từ lâu một số chuyên gia đã dự báo nếu chỉ tiêu GDP đạt thì quý IV sẽ thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Tư duy kinh tế đang phải chọn ổn định kinh tế vĩ mô hơn là duy trì tốc độ tăng trưởng cao dựa vào tăng lượng đầu tư theo chiều rộng trong bối cảnh hiệu quả kém (ICOR tăng), thâm hụt thương mại do cơ cấu kinh tế vẫn chưa có giải pháp khắc phục. LS tăng sẽ làm tăng giá mà người tiêu dùng và DN phải trả khi vay tiền và nhu cầu sẽ bị giảm (có nghĩa là lạm phát sẽ được kiềm chế). Trong những tháng cuối năm, cách thức mà các TCTD hạn chế tăng trưởng tín dụng là cho vay trên cơ sở vốn đã thu hồi về, tập trung vào cho vay ngắn hạn (thời gian thu hồi vốn nhanh).

Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy sự thắt chặt tiền tệ hay hạn chế tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm 2010 sẽ không khắc nghiệt như cuối năm 2008. Với mức LS VND gần hơn với cơ chế thị trường, cung-cầu vốn của các NHTM sẽ giảm bớt căng thẳng và việc phân bổ vốn sẽ thông thoáng hơn. Đối với TTCK và thị trường bất động sản vấn đề là ở chỗ cơ hội lợi nhuận. Khi có cơ hội lợi nhuận thì không chỉ vốn tín dụng, mà các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội vẫn tiếp tục đổ mạnh vào. Vì vậy, hạn chế mức tăng tín dụng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hai thị trường này.

                                                                          Theo Báo Laodong

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục