Thời tiết rét đậm kéo dài đã khiến nhiều loại thực phẩm tại Hà Nội tăng mạnh. Giá rau xanh hiện đã tăng 20-50%, các loại thịt tăng 5-10% so với đầu tháng 1.2011.

 

Rau xanh tăng mạnh, thịt lợn tăng nhẹ

Qua khảo sát tại những chợ nội thành Hà Nội như: Láng Hạ, Thành Công, Thái Thịnh, Thái Hà… giá rau xanh hiện đã tăng hơn so với hồi đầu tháng 1 từ 20-50%. Tại chợ Thành Công (quận Ba Đình, HN), su hào đang bán với giá 6-7 nghìn đồng/củ (trước đó là 4-5 nghìn đồng/củ), cải bắp 8 nghìn đồng/cái (trước là 5.000 đồng), súp lơ 12 nghìn đồng/cái, cải chíp 15 nghìn đồng/kg (trước là 10 nghìn đồng/kg), rau muống 10 nghìn đồng/mớ, rau cần 10 nghìn đồng/mớ…

Giá rau xanh tăng mạnh do thời tiết rét đậm (Ảnh: M.N).
Giá rau xanh tăng mạnh do thời tiết rét đậm (Ảnh: M.N).

Tại chợ Láng Hạ B (quận Đống Đa, HN), giá rau có thấp hơn một chút so với chợ Thành Công, nhưng cũng đã tăng hơn so với trước đó. Cụ thể: su hào 6 nghìn đồng/củ, cải bắp 6 nghìn đồng/cái, cải chíp 12 nghìn đồng/kg, súp lơ 11 nghìn đồng/cái, rau muống 10 nghìn đồng/mớ, cải cúc 4 nghìn đồng/mớ…

Theo chị Lan, chủ sạp rau tại chợ Thành Công, nguyên nhân rau xanh tăng giá mạnh là do thời tiết rét đậm đã khiến rau phát triển chậm, nguồn cung hạn chế. Cũng theo nhận định của chị Lan, nếu thời tiết lạnh giá tiếp tục kéo dài thì giá rau xanh sẽ còn tiếp tục tăng nữa: “Càng những ngày giáp Tết, nhu cầu tiêu thụ rau xanh càng lớn. Trời vẫn lạnh như thế này thì giá rau sẽ còn tăng mạnh…” - chị Lan cho biết.

Giá các loại thịt cũng đã tăng nhẹ so với khoảng 1 tuần trước đó, hiện tại chợ Láng Hạ B, thịt lợn nạc mông đang bán giá 65-70 nghìn đồng/kg, thịt ba chỉ 70 nghìn đồng/kg, móng giò 40-50 nghìn đồng/kg, sườn 70-80 nghìn đồng/kg, thịt nạc vai 80 nghìn đồng/kg, nạc thăn lên 90 nghìn đồng/kg.

Chị Phúc, chủ quầy thịt lợn tại chợ Láng Hạ B cho biết, hiện giá thịt đã tăng khoảng 5-10% so với hồi đầu tháng 1. Theo nhận định của chị Phúc, từ nay đến Tết Nguyên đán, giá thịt lợn sẽ tiếp tục tăng mạnh do nhiều vùng chăn nuôi ở ngoại thành đang bị dịch, lợn chết hàng loạt dẫn đến nguồn cung bị hạn chế. “Các chủ lò mổ đã thông báo sắp tăng giá vì nhiều vùng đang bị dịch” - chị Phúc nói.

Người tiêu dùng đã “quen” với giá tăng dịp Tết

Trước việc các loại rau xanh tăng giá mạnh, thịt cũng đã nhúc nhích tăng giá, nhưng với nhiều người tiêu dùng đã quá quen với việc giá cả tăng dịp cuối năm. “Tôi đọc báo thấy giá rau xanh tại các chợ đầu mối rất rẻ, nhưng tại những chợ bán lẻ thì đắt hơn rất nhiều lần. Ban đầu cũng thấy bức xúc, nhưng giờ cũng quen rồi. Tiểu thương họ “nhạy bén” hơn người nông dân rất nhiều, đó cũng là điều dễ hiểu…” - chị Thúy ở Thành Công cho biết.

Thịt lợn tăng nhẹ trước thông tin lợn bị chết hàng loạt do mắc dịch (Ảnh: M.N).
Thịt lợn tăng nhẹ trước thông tin lợn bị chết hàng loạt do mắc dịch (Ảnh: M.N).

“Những ngày cận Tết tăng giá đã đành, đằng này còn 3 tuần nữa mới đến Tết mà những người bán hàng đã bảo nhau tăng giá. Tôi thấy năm nào cũng thế, Tết đến là mọi thứ lại tăng giá vù vù, chẳng cứ gì thời tiết rét hay không” - chị Nhi ở Láng Hạ chia sẻ. Cũng theo chị Nhi, thời tiết rét đậm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của rau xanh, nhưng không đến mức khan hiếm rau tại các chợ đầu mối như nhiều tiểu thương đã nói. Giá tăng nhiều chẳng qua do các tiểu thương tự tăng giá.

Nhiều bà nội trợ đã chuẩn bị sẵn tinh thần để “đón” đợt tăng giá mới trong dịp Tết Nguyên đán. Bởi họ cho rằng quy luật này đã xảy ra từ nhiều năm nay, nên Tết này chắc sẽ không tránh khỏi việc tăng giá: “Năm trước, gia đình tôi chi phí cho cái Tết hết 15 triệu, nhưng năm nay, vẫn với những thứ đồ như vậy, chắc phải mất 20 triệu mới đủ. Tết đến, cái gì cũng tăng giá mà mình thì không thể cắt bỏ những thứ đó được vì ba chốn, bốn quê…” - chị Hà ở Trung Hòa  cho biết.

 

                                                                            Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác


Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có công văn chỉ đạo việc tăng cường công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục