Vào các vườn đào ở Nhật Tân (Hà Nội) lúc này người ta không còn thấy cảnh những gốc đào nằm im lìm như trước. Sắc hồng của những cánh đào làm ánh hồng lên khuôn mặt của những người trồng đào.

 

Trên những vườn quất ở làng Nhật Tảo (Hà Nội), một màu vàng bạt ngàn đua nhau khoe sắc và những chuyến xe ngày đêm tấp nập chở quất đi tạo nên một không khí rộn ràng trên đồng bãi.

Quất rộ, đào phô

Nếu hai, ba tuần trước người ta lo sợ “khan” đào thì nay số lượng đào đã có thể đáp ứng đủ cho thị trường Hà Nội. Do đặc điểm của quất ít chịu ảnh hưởng của thời tiết nên số lượng quất không chỉ đủ đáp ứng cho người dân thủ đô trong dip tết mà còn cung cấp ra cả thị trường tỉnh ngoài.
 
Từng chuyến quất lần lượt rời ruộng

“Vườn quất nhà bác năm nay bán ở Hà Nội và cả cho các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên… Khách đánh xe ô tô đến tận vườn chọn quất và mua buôn về bán. Nhà bác chủ yếu là bán buôn, vì nhà không có người chở ra thành phố bán lẻ.

Trong vườn thì vẫn còn gần 80 cây đấy nhưng toàn là của lái buôn và mấy cơ quan gọi điện đặt hết rồi. Hàng ngày ra ruộng cũng là để trông hàng cho khách và bán lẻ vài cây nữa thôi” - bác Sơn, chủ vườn quất ở Nhật Tảo cho biết.

Vào các vườn quất bây giờ, vườn nào vườn nấy rực rỡ một sắc vàng. Để có những cây quất đẹp, chín vàng đúng dịp tết, các nhà vườn có kinh nghiệm đã phải cố gắng thụ hoa cho quất đúng dịp.

Những bông bích đào và đào phai thi nhau khoe sắc trên bãi đào Nhật Tân làm cho khách tới mua đào cũng phải hoa mắt vì khó chọn lựa. Mặc dù các nhà vườn đã đánh đào đưa đi bán rất nhiều nhưng trên bãi vẫn còn không ít những mảnh vườn đào được chủ vườn chọn lựa cách bán buôn và bán lẻ tại chỗ.

Bà Hoàng, 68 tuổi, chủ vườn đào Nhật Tân chia sẻ: “Trời năm nay rét đậm nhưng nhà tôi quây nilon và thắp bóng điện được, cộng với kinh nghiệm chăm sóc lâu năm của hai mẹ con nên đào năm nay vẫn nở đẹp.

Không có ai đánh đào đi bán được nên tôi chỉ để bán tại vườn. Ai mua cành thì cắt, còn ai mua cả gốc thì tôi huy động con cháu ra đánh. Nhà tôi trồng chủ yếu là đào phai, có gần ba chục gốc bích đào thôi. Cả vườn giờ này cây nào cây nấy lộc, nụ đủ cả rồi”.

Ăn tết lớn với đào, quất

Tuy trên vườn đào và vườn quất của mỗi nhà vườn bây giờ  còn tới cả hai, ba trăm cây nhưng không chủ vườn nào lo ế. Thị trường đào, quất trong tuần này là thời điểm sôi động nhất. Không khan hiếm đào, quất nhưng giá cả của hai loại cây không thể thiếu trong mỗi dịp tết này không có dấu hiệu giảm mà nó có khả năng tăng hơn vào những ngày cận tết.

“Lo gì, nhà bác cũng còn ở vườn hơn trăm gốc đào nữa nhưng trước sau gì cũng hết thôi. Bán tại vườn bao giờ cũng rẻ hơn bán ở ngoài chợ một nửa. Những cành đào vừa vừa giá cả phải chăng từ 200.000 - 400.000 đồng/cành.
 
Khách tới mua đào tại vườn

Mua gốc đào thì đắt hơn, gốc 3.000.000 đồng, gốc 5.000.000 đồng, có thể lến tới 8.000.000 đồng, 9.000.000 đồng, cũng còn tùy thuộc vào khách mua. Những cây to nhà bác thì bán hết rồi, chỉ còn những cây vừa vừa thôi, dễ bán hơn. Năm nay đào nở chậm nhưng được giá, so với năm ngoái cũng có khá hơn một chút” - bác Hoàng cho biết.

Tại vườn quất, bác Sơn cũng chia sẻ: “Nói chung, quất năm nay bán ổn. Nhà bác có một sào đây, như năm ngoái thu được hơn 50 triệu đồng, năm nay tính bán buôn cũng được gần 70 triệu đồng. Còn một ít cây thì bán lẻ, nhặt nhạnh được đồng nào hay đồng ấy”.

Tuy giá cả có cao hơn năm trước nhưng mua tại vườn khách hàng sẵn lòng bỏ tiền ra mua vì được lựa chọn cây mình thích nhất ngay trong vườn. Khi đem cây ra bán ngoài chợ, người mua không có nhiều lựa chọn mà nếu không cẩn thận sẽ mua phải giá “trên trời”, vì đào, quất toàn được nói thách lên gấp đôi giá tiền thực của nó.

Thời tiết đỡ đi lạnh buốt, những người trồng đào, trồng quất cũng đỡ cơn sốt ruột. Một mùa đào, quất tuy chưa phải bội thu nhưng đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và làm náo nức mỗi người dân thủ đô cứ mỗi độ Xuân về

 

                                                                                    Theo DanTri

 

 

Các tin khác


Chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(HBĐT) - Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 928-KL/TU, ngày 21/9/2023 về tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 33/CTr-TU, ngày 10/7/2020 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Chương trình hành động số 33).

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy gương mẫu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", trong thời gian qua, nhiều hội viên cựu chiến binh (CCB) ở huyện Lạc Thủy đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao, trở thành những tấm gương điển hình trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế tại địa phương.

Xã An Bình dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Năm 2019, xã An Bình (Lạc Thủy) về đích nông thôn mới (NTM). Hiện nay, xã tiếp tục duy trì và giữ vững 19/19 tiêu chí; tăng cường nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn NTM nâng cao theo kế hoạch. Phấn đấu đến năm 2025, xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 2, khóa XI

(HBĐT) - Ngày 22/9, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị lần thứ 2, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.                            

Hội Nông dân huyện Đà Bắc: Đa dạng hình thức tư vấn, hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Với mục tiêu nâng cao đời sống hội viên nông dân (HVND), thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Đà Bắc đã triển khai nhiều giải pháp. Qua đó hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh tế, thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

Khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc

Tối 21/9, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ (Hà Nội), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục