Công trình thi công đường thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc)

Công trình thi công đường thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc)

(HBĐT) - Vào những ngày cuối năm, không khí làm đường giao thông nông thôn ở huyện vùng cao Đà Bắc sôi động hơn bao giờ hết. Trên khắp các bản làng, ngõ xóm, cảnh đào đắp, san nền đường và đổ bê tông khiến bản làng thêm phần nhộn nhịp.

 

Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong những năm gần đây, phong trào xã hội hoá giao thông nông thôn ở Đà Bắc đã thật sự góp phần tích cực làm thay đổi diện mạo của huyện. Toàn huyện hiện có 455 km đường các loại, trong đó, hơn 160 km đường trục liên xã và 283 km là đường liên thôn. Hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) đã từng bước tạo mạng lưới giao thông liên hoàn, thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH của địa phương, tạo sự phấn khởi lớn trong nhân dân. Ông Hoàng Thế Hùng, Phó phòng KT&HT huyện Đà Bắc cho biết: Nếu như ở giai đoạn phát triển GTNT trước năm 2000, phong trào mới chỉ dừng lại ở mở mới các tuyến giao thông chính tới các xã vùng sâu, xa và duy tu sửa chữa các tuyến giao thông thôn xóm thì trong 5 năm lại đây phong trào đã tiến lên bước mới theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, phát huy quyền làm chủ ở cơ sở để nhân dân tự bàn, tự làm và tự kiểm tra. Cứ thế, những con đường nông thôn ở Đà Bắc ngày qua ngày tiếp tục phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của huyện.

 

Đến xã Tu Lý trong không khí se lạnh của khí trời đang hòa vào sắc xuân, nơi đâu chúng tôi cũng gặp không khí nhộn nhịp của người dân sửa sang đường làng, ngõ xóm chuẩn bị đón Tết nguyên đán Tân Mão. Phó Chủ tịch UBND xã Xa Đức Tôn phấn khởi cho biết: Hằng năm, vào dịp cuối năm, xã đều phát động chiến dịch ra quân làm đường, nạo vét kênh mương chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân. Hưởng ứng đợt ra quân, các ban, ngành, đoàn thể từ xã tới các thôn, xóm đều huy động được đủ quân số tham gia, quyết tâm hoàn thành kế hoạch sửa sang các tuyến đường liên xã, liên thôn với  hàng chục nghìn mét đường và hàng trăm mét khối đất nạo vét kênh mương ngay trong chiến dịch.

 

Nhiều năm trước, mạng lưới giao thông vào các thôn, xóm ở Tu Lý chủ yếu là đường sỏi, đất, việc đi lại của người dân còn gặp không ít những khó khăn. Từ khi có chủ trương bê tông hoá bằng hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, năm 2006, xã đã đăng ký với huyện để xin xi măng và làm thí điểm 1,7 km đường bê tông ở xóm Riêng. Sau khi các đoạn đường bê tông trên được hoàn thành, đi lại dễ dàng, sạch sẽ, bà con trong xóm rất phấn khởi, thấy xóm bạn có đường mới, các thôn, xóm khác cũng đăng ký xin xi măng về làm đường thôn mình. Trên đà đó, hàng năm, xã đều phân bổ cho các thôn triển khai thực hiện. Đến nay, xã có 12/13 thôn có đường bê tông, trong đó có xóm Tràng và xóm Kim Lý cơ bản đã khép kín bê tông hóa. Từ năm 2006 đến nay, xã đã bê tông hoá được trên 10 km đường giao thông nông thôn. Những con đường trong thôn, xóm từ khi được bê tông hóa việc giao thương hàng hóa đã thuận lợi hơn; tạo điều kiện cho vùng quê này phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Chị Nguyễn Thị Hằng, một người dân ở xóm Tràng tâm sự: Con đường từ xã về nhà tôi trước kia nhỏ hẹp, đi lại rất vất vả, chúng tôi muốn mua hay bán cái gì cũng rất khó khăn. Nhưng bây giờ, sản phẩm chúng tôi làm ra đã có người mua nên đời sống đỡ vất vả hơn.

 

Ông Hoàng Thế Hùng, Phó phòng KT&HT huyện Đà Bắc cho biết thêm: Để có được thành công trong phong trào xã hội hoá giao thông nông thôn như ngày hôm nay, trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền. Người dân có hiểu, có thấy được lợi ích thiết thực, mọi việc được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, cấp uỷ, chính quyền các xã - thị trấn đã có cơ chế, chính sách cụ thể, kịp thời, phù hợp để động viên, khích lệ phong trào. Từ biết tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu chọn lọc ý kiến đóng góp của nhân dân và công khai, minh bạch về tài chính...phong trào xây dựng đường GTNT trên địa bàn các xã đã được phát triển mạnh kéo theo sự phát triển về KT- XH.

 

Với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông như: dự án XDCB tập trung, dự án ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà (472), dự án, chương trình 135... Năm 2010, huyện Đà Bắc đã mở mới, tu sửa nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã như: “đừờng Đồng Chum - xóm Nhạp, tuyến Hiền Luơng - Tiền Phong; nâng cấp, Nhựa đường thị trấn Đà Bắc; mở mới đường mỏ đá số 8 đi xón Nưa (xã Vầy Nưa), đường vào xóm Phủ, xóm Rãnh (xã Toàn Sơn)...Hoàn thành gần 12 km đường cứng hoá bê tông GTNT theo chương trình Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân tham gia thi công, đóng góp kinh phí và vật liệu xây dựng. Các tuyến đường hình thành đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, giao lưu hàng hoá được mở rộng, khoảng cách giữa các vùng, miền trong huyện được rút ngắn.

 

 

                                                                             Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục