Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.


Công ty cổ phần Gốm mỹ HB, xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ) tạo việc làm    và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương.

Trong quý I/2024, huyện Lạc Thuỷ thu hút 2 dự án là dự án Nhà máy chế biến gỗ viên nén sinh học của Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển kho bãi Nhơn Tân tại xã Yên Bồng và dự án Nhà máy sản xuất bao bì carton của Công ty TNHH TPP Hoà Bình tại khu Vai, thị trấn Ba Hàng Đồi. Theo đó, hiện toàn huyện có 70 dự án đầu tư vào địa bàn với tổng số vốn đăng ký khoảng 48.636 tỷ đồng, trong đó có 36 dự án đi vào sản xuất, kinh doanh, chiếm 51,4% tổng số dự án. Một số dự án đang thực hiện các thủ tục đầu tư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, làm các thủ tục thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, cơ bản đảm bảo theo tiến độ của dự án.

Trên địa bàn huyện đang triển khai một số dự án đầu tư trọng điểm như: tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa và xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội do Công ty TNHH MTV du lịch Thái Bình Dương làm chủ đầu tư và đã khởi công; dự án Tổ hợp nhà máy chế biến rau quả thực phẩm; sản xuất bao bì và khu vận chuyển, kinh doanh cấu kiện thép tại thôn Đại Đồng, xã Đồng Tâm do Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tây Hà Nội làm chủ đầu tư, hiện đã hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đang trong giai đoạn khởi công xây dựng các hạng mục công trình.

Điểm nhấn trong phát triển công nghiệp của Lạc Thuỷ là trên địa bàn huyện có 5 cụm công nghiệp (CCN), trong đó 3 CCN đã đi vào hoạt động; có 19 nhà đầu tư tại các CCN với số vốn 1.406 tỷ đồng, diện tích thuê đất trong các CCN là 50,19 ha. Việc thu hút các dự án đầu tư vào CCN bước đầu có hiệu quả. Các dự án đã đi vào sản xuất, tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương có thu nhập ổn định và đóng góp một phần cho ngân sách.

Là vùng động lực kinh tế của tỉnh, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ huyện Lạc Thuỷ xác định quy hoạch đầu tư xây dựng hạ tầng phải đi trước một bước; tập trung phát triển mạnh công nghiệp để công nghiệp là nền tảng, động lực của nền kinh tế và tăng thu ngân sách; phát triển các ngành dịch vụ, vừa làm đòn bẩy kinh tế vừa tạo sức tăng trưởng.  

Huyện duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông thôn mới. Toàn huyện có 19 khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, 45 vườn mẫu. Huyện tập trung chỉ đạo xây dựng 2 xã Đồng Tâm, Phú Nghĩa đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. 

Từ đầu tư phát triển sản xuất, quy hoạch lại hệ thống đồng ruộng, thủy lợi, nhờ đó Lạc Thủy xây dựng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Huyện có 5 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, gồm: nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thủy, nhãn hiệu chứng nhận gà Lạc Thủy, na Lạc Thủy, dê Lạc Thủy, chè Sông Bôi. Có 21 sản phẩm OCOP được xếp hạng (6 sản phẩm 4 sao, 15 sản phẩm 3 sao). Đặc biệt, trong thực hiện 3 đột phá chiến lược huyện đạt nhiều kết quả tích cực. Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người đạt 83,6 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,46%. 

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ cho biết: Để phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có, thời gian qua, huyện tích cực triển khai các giải pháp đẩy mạnh phát triển KT-XH, quyết liệt giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của tỉnh, của huyện; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án trọng điểm; tập trung chỉ đạo thực hiện giải ngân vốn đầu tư công… với mục tiêu đưa Lạc Thuỷ thực sự là vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh, là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước…

Thời gian tới, để tăng cường thu hút đầu tư, huyện triển khai thực hiện các khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh để các CCN hoạt động ngày càng bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư, gắn với cải thiện môi trường kinh doanh. Chú trọng giải phóng mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực địa phương đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị khi đến đầu tư trên địa bàn. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân.


Đinh Thắng

Các tin khác


Gia hạn thời gian trả nợ, doanh nghiệp có thêm bước đệm phục hồi

Với 6 tháng tiếp tục được giãn, hoãn thời hạn trả nợ vay ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ có thêm bước đệm để phục hồi, "bồi dưỡng" và củng cố thêm nội lực, tiếp tục duy trì hoạt động và có điều kiện tích lũy hoàn trả nợ vay.

Số thu thuế nội địa tiếp tục tăng

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4 do cơ quan thuế quản lý tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2023, ước đạt 150.100 tỷ đồng và đạt 10,1% so với dự toán.

Điều chỉnh phụ tải, chung tay giảm áp lực cho lưới điện

Để đảm bảo cấp điện an toàn cho khách hàng trong mùa nắng nóng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các khách hàng sử dụng điện lớn trên địa bàn tỉnh tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR).

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 với giá đặt cọc 87,5 triệu đồng một lượng.

Nghiên cứu giảm lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Với doanh số "ảm đạm" những tháng đầu năm, các đại lý ô tô đều kỳ vọng, chính sách giảm lệ phí trước bạ nếu được áp dụng sẽ tạo một "cú hích" cho doanh số nửa cuối năm.

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục