Cần có đột phá về lương để có thể phát triển hài hoà lợi ích của cá người lao động và doanh nghiệp. Ảnh: H.A.C

Cần có đột phá về lương để có thể phát triển hài hoà lợi ích của cá người lao động và doanh nghiệp. Ảnh: H.A.C

Bộ LĐTBXH đã đề xuất tăng lương tối thiểu. Tuy nhiên, ngay sau khi đề xuất được đưa ra, Tổng LĐLĐVN cùng các tổ chức xã hội, các chuyên gia đã phản biện cho rằng: Mức lương tối thiểu điều chỉnh tăng vẫn quá thấp.

Vì thế, đây chính là thời điểm cần đột phá với mục tiêu: Lương tối thiểu phải đảm bảo được mức sống tối thiểu cho NLĐ. Sự đột phá này không chỉ giải quyết dứt điểm mâu thuẫn giữa DN và NLĐ xoay quanh chế độ tiền lương, mà còn tạo động lực để phát triển lực lượng sản xuất một cách bền vững cho công cuộc CNH-HĐH đất nước.

Lương tăng nhưng vẫn quá thấp

Những ngày đầu tháng 7.2011, góp ý về vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu đã làm nóng các diễn đàn. Tại cuộc hội thảo góp ý cho đề xuất tăng lương tối thiểu được Bộ LĐTBXH tổ chức ngày 6.7, ông Bùi Hồng Mai - Phó trưởng ban quản lý KCN Bắc Ninh - cho biết: 6 tháng đầu năm, tại Bắc Ninh xảy ra 14 cuộc đình công. Nguyên nhân chính là NLĐ đòi tăng lương. Ông Mai cho rằng, nếu lương tối thiểu không được điểu chỉnh sớm, trên cơ sở đáp ứng đúng - đủ nhu cầu tối thiểu của NLĐ, thì đời sống công nhân vẫn khó được đảm bảo và rất có thể sẽ còn tiếp tục phát sinh những cuộc đình công. “Tăng lương tối thiểu sớm còn ngăn ngừa được thực trạng tranh chấp lao động cùng địa bàn” - ông Mai nhấn mạnh.

Tại các cuộc hội thảo góp ý, những tranh luận đã diễn ra khi đại diện Bộ LĐTBXH lo ngại tăng lương cao sẽ dẫn đến việc DN có khả năng rút vốn đầu tư. Một số DN thì cho rằng họ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm nguồn chi trả. Tuy nhiên, phản biện ý kiến này này, ông Hồ Xuân Lâm - Trưởng phòng Quản lý lao động các KCX - KCN TPHCM - cho rằng: Đây là ngụy biện, không có cơ sở. Bởi vì ngay cả các nước như Lào, Campuchia cũng có mức lương cơ bản cao hơn, còn lương tối thiểu tại VN đang thấp nhất khu vực ASEAN. Bà Tống Thị Minh - Vụ trưởng Vụ Tiền lương Bộ LĐTBXH - cũng thừa nhận mức điều chỉnh tăng lương lần này chỉ bù đắp được sự trượt giá, chứ cũng chưa đáp ứng được mức sống tối thiểu.

Đại đa số các ý kiến cũng cho rằng, nếu lương tối thiểu không đáp ứng được mức sống tối thiểu, có nghĩa là chế độ tiền lương đã lạc hậu, DN đang lợi dụng cơ chế này để khai thác và làm lợi trên công sức của NLĐ. Vì thế khi NLĐ đã đáp ứng các yêu cầu, quy định và quyền lợi của DN là “làm công”, thì NLĐ cũng có quyền chính đáng đòi hỏi DN đáp ứng là “ăn lương”. Các DN không thể lấy lý do khó khăn để rồi yêu cầu NLĐ làm việc với công sức tối đa - thậm chí là còn làm thêm - nhưng lại chỉ trả đồng lương chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu.

Đột phá để tạo động lực phát triển

Tổng hợp các cuộc hội thảo góp ý về việc tăng lương, đại diện Tổng LĐLĐVN, đại diện các KCN - KCX và các chuyên gia đến nay đều đồng thuận quan điểm cần tăng lương để đáp ứng được mức sống tối thiểu của NLĐ. Trao đổi với báo giới về vấn đề đang rất nóng hổi này, ông Đặng Như Lợi - Phó Chủ nhiệm UB các Vấn đề xã hội của Quốc hội - cho rằng: Mục đích chính của việc tăng lương không phải để bù trượt giá, mà phải nâng lương đúng với giá trị sức lao động, phải đảm bảo cuộc sống của NLĐ để họ yên tâm thực hiện công việc của mình. Phải tăng lương vì đồng lương chưa đảm bảo cuộc sống, chưa trở thành động lực, đòn bẩy kích thích lao động.
Hỗ trợ ăn ca tối thiểu 15.000đ/suất. Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt, nhất là giá lương thực, thực phẩm tăng cao không thể đủ đảm bảo duy trì sức khỏe và tái tạo sức lao động cho NLĐ, Bộ LĐTBXH đề xuất quy định mức hỗ trợ suất ăn giữa ca cho công nhân tối thiểu phải là 15.000 đồng/suất. 

Đại diện tỉnh Long An và nhiều tỉnh khu vực Đông Nam Bộ phân tích: Tình trạng DN thiếu công nhân hiện nay cho thấy NLĐ không có tinh thần gắn bó với DN. Họ sẵn sàng “nhảy việc” đến những nơi có mức lương cao hơn. Khi đó DN thiệt hại vì mất công đào tạo, đồng thời đình trệ sản xuất và lại phải tuyển lao động mới. Nhưng mặt khác, NLĐ cũng khó có thể “chuyên nghiệp hóa” hoặc nâng cao tay nghề vì nay nơi này, mai “nhảy việc” nơi khác. Nếu DN làm tốt hơn chế độ tiền lương thì quan hệ giữa NLĐ với DN sẽ bền vững hơn. NLĐ sẽ gắn bó và có tinh thần cống hiến hơn cho DN. Các ý kiến cho rằng đã đến lúc việc điều chỉnh tăng lương phải có sự đột phá. Sự đột phá này không chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của NLĐ, giải quyết cơ bản mâu thuẫn trong chế độ tiền lương, mà còn tạo động lực để phát triển lực lượng sản xuất một cách bền vững.

Từ những phân tích và ý kiến này, hiện nay Tổng LĐLĐVN đề xuất mức lương tối thiểu như sau: KV1 là 2,2 triệu đồng/tháng (mức đề xuất của Bộ LĐTBXH là 1,9 triệu đồng), KV2 là 2 triệu đồng/tháng (mức đề xuất của Bộ LĐTBXH là 1,73 triệu đồng), KV3 là 1,8 triệu đồng/tháng (mức đề xuất của Bộ LĐTBXH là 1,55 triệu đồng), KV4 là 1,6 triệu đồng/tháng (mức đề xuất của Bộ LĐTBXH là 1,4 triệu đồng). Tại các cuộc hội thảo góp ý, đại diện các cơ quan quản lý, địa phương và chuyên gia đều đồng thuận với đề xuất của Tổng LĐLĐVN. Đây là mức chấp nhận được, vì cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong bối cảnh nền KT-XH hiện nay, đồng thời cũng trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa DN và NLĐ.

 

                                                                Theo Báo Laodong

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục