Việt Nam hiện là nước có kim ngạch xuất khẩu gỗ đứng đầu Đông Nam Á, thứ 10 thế giới và đang có đà tăng trưởng rất nhanh nên việc bị vu khống là khó tránh khỏi.

Sản phẩm gỗ Việt Nam vừa bị Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) – một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Anh cáo buộc nhập khẩu gỗ nguyên liệu bất hợp pháp từ Lào. Trước sự cáo buộc trắng trợn này, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã lên tiếng phản bác và khẳng định phương thức điều tra của EIA là thiếu minh bạch và không trung thực.

Cáo buộc tự mâu thuẫn

Ngày 31-8, hiệp hội đã tổ chức họp báo về việc EIA tổ chức họp báo tại Thái Lan công bố kết luận điều tra “Giao lộ - Thương mại gỗ bất hợp pháp giữa Lào và Việt Nam”. Theo đó, EIA cáo buộc 5 doanh nghiệp của Việt Nam đã mua gỗ bất hợp pháp từ Lào và sử dụng nguyên liệu này sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu.

Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Lào hoàn toàn là gỗ hợp pháp được Chính phủ Lào cho phép, cùng với sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng hai nước. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Hà Công Tuấn khẳng định: “Việt Nam và Lào đã có đầy đủ quy định pháp luật về việc quản lý tài nguyên rừng, trong đó có tài nguyên gỗ. Lực lượng chức năng hai nước luôn giám sát chặt chẽ hoạt động này”.
Sản phẩm gỗ Việt Nam luôn chinh phục được khách hàng
 

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Tôn Quyền, mỗi năm, Việt Nam nhập 4 triệu m3 gỗ nguyên liệu, trong đó từ Lào chỉ 200.000 m3 (chiếm 0,5%); kim ngạch nhập khẩu từ Lào khoảng 110 triệu USD (trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu là 1,1 tỉ USD), không đủ làm ván sàn, cửa… đáp ứng nhu cầu trong nước. Một điểm bất hợp lý khác trong báo cáo của EIA theo ông Quyền là 4 nhóm sản phẩm gỗ chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam vào Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) là: sản phẩm ngoài trời, nội thất, mỹ nghệ và dăm gỗ. Không có doanh nghiệp nào dại dột nhập nguyên liệu gỗ tự nhiên kích cỡ lớn rồi xẻ nhỏ ra làm sản phẩm ngoài trời có tuổi thọ ngắn, giá thành rẻ.

Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Trần Đức Sinh cho rằng: “Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gỗ số 1 Đông Nam Á và thứ 10 thế giới, uy tín sản phẩm và tăng trưởng rất mạnh. Dự kiến đạt kim ngạch 4 tỉ USD trong năm nay, riêng Mỹ và EU trên 2 tỉ USD. Vì thế, đã có không ít thái độ không thiện chí đối với sản phẩm này”.

Sao chép và lường gạt

Ông Trần Đức Sinh cho biết năm 2008, EIA đã từng đưa ra một kết luận sai trái tương tự và hiệp hội đã có phản bác. Lần này, EIA tiếp tục vu khống ngành chế biến gỗ Việt Nam với một cách làm không trung thực và phản khoa học. Cụ thể, hình ảnh ô tô của Công ty Hoàng Phát (một trong 5 doanh nghiệp bị cáo buộc) chở gỗ lậu được EIA minh họa trong báo cáo của mình là hình ảnh từ báo cáo năm 2008 của chính tổ chức này.

Ông Trần Lê Huy, Giám đốc Công ty Hoàng Phát, cho biết thực chất bức ảnh cũ mà EIA sử dụng là sự võ đoán và công ty cũng không sử dụng chiếc ô tô được chụp trong ảnh. “Điều tra theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” và bịa đặt trắng trợn này chỉ nhằm bôi nhọ doanh nghiệp Việt Nam” – ông Huy bộc bạch.

Về sự lường gạt của EIA trong quá trình điều tra, ông Nguyễn Tôn Quyền chỉ rõ cách hỏi “lắp ghép” trong bản báo cáo. Theo đó, EIA hỏi người trong cuộc là “có nhập khẩu gỗ từ Lào không?”, tiếp đó là “có xuất khẩu hàng đi Mỹ, EU không?”. Sau đó, EIA “ghép” lại và đi đến khẳng định: “Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu lậu gỗ từ Lào rồi chế biến xuất đi Mỹ và EU”.

Theo ông Trần Đức Sinh, hiệp hội đã có thư ngỏ phản bác gửi EIA và Tổng cục Môi trường của EU. Về khả năng có khởi kiện EIA vì bôi nhọ doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, ông Trần Đức Sinh cho biết hiện hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam đang chờ trả lời từ EIA và EU để có quyết định phản kháng tiếp theo, có thể tính cả việc khởi kiện.

EU không đồng tình với cách làm của EIA

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế - Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), bà Nguyễn Tường Vân cho biết Tổng cục Lâm nghiệp đã gặp gỡ đại diện EU và đưa ra quan điểm phản bác sự vu khống của EIA. Đại diện của EU khẳng định không hào hứng đón nhận báo cáo của EIA với kiểu điều tra không minh bạch, đó là quay video trộm và phỏng vấn “cắt dán”. Vị đại diện EU nhấn mạnh chỉ ủng hộ điều tra minh bạch, dân chủ và có sự chấp nhận của người được phỏng vấn.

 

                                                                              Theo Báo NLĐ

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Điều hòa vốn giữa các ngân hàng

Ngày 30-8 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 22 hủy bỏ tỉ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động đã được quy định tại thông tư 13 và được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư 19.

Từ ngày 1/10 miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 120/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NÐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Giá vàng tăng 1 triệu đồng/lượng

Sáng nay 31.8, giá vàng trong nước đã tăng 1 triệu đồng/lượng. Sức tăng đáng kể của thị trường vàng thế giới đã kéo giá vàng trong nước đi lên.

Sở Tài chính đối thoại với doanh nghiệp

(HBĐT) - Ngày 30/8, Sở Tài chính đã tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Cùng tham gia đối thoại có các sở, ngành chức năng.

Lãi suất cho vay sẽ giảm từ giữa tháng 9

12 ngân hàng thương mại (NHTM) hàng đầu Việt Nam cam kết thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động 14%/năm; và đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường xuống 17-19%/năm từ giữa tháng 9.2011.

Đầu tư trên 102,1 tỷ đồng cho chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011-2015

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, tổng kinh phí dành cho Chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011-2015 là 102,1 tỷ đồng nhằm triển khai các dự án khuyến ngư phù hợp với chủ trương và điều kiện nuôi trồng thủy sản và khai thác theo vùng kinh tế sinh thái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục