Tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường thường diễn ra vào các phiên chợ vùng cao Đà Bắc (ảnh tại chợ xã Tân Pheo).

Tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng, lề đường thường diễn ra vào các phiên chợ vùng cao Đà Bắc (ảnh tại chợ xã Tân Pheo).

(HBĐT) - Hệ thống chợ nông thôn là nơi người dân trong, ngoài tỉnh trao đổi, mua bán hàng hoá, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh tế vùng. Chính vì vậy, việc triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng và cải tạo chợ là yêu cầu cấp thiết. Huyện vùng cao Đà Bắc có 19 xã, thị trấn nhưng mới hình thành 10 chợ nông thôn gồm 1 chợ đầu mối nông sản và 9 chợ họp theo phiên.

 

Cùng với chưa hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn, hoạt động của hệ thống các chợ đã hình thành cũng bộc lộ nhiều bất cập. Khó khăn nhất hiện nay là cơ sở hạ tầng các chợ thiếu và yếu, không đáp ứng được nhu cầu dẫn đến tình trạng hộ buôn bán, kinh doanh và người dân không tham gia họp chợ, đơn cử có các chợ Yên Hòa, Đồng Nghê. Đây là các chợ triển khai xây mới từ một số nguồn vốn trong đó có vốn định canh, định cư. Tuy nhiên, với một số lý do như diện tích quá chật chội, không bố trí hợp lý các gian hàng, không gần với KDC… nên người dân không đến họp. Tại chợ Yên Hòa chỉ còn 1 gian bán hàng chính sách, trợ giá như dầu hỏa, muối ăn, các gian nhà chợ khác đành cho học sinh ở các xóm xa mượn để trọ học. Tại chợ Đồng Nghê tuy có xây dựng nhà chợ nhưng chỉ với quy mô vài chục mét vuông nên người mua bán, kinh doanh họp lấn ra lề đường. Về sau này, bà con trong xã bỏ chợ Nghê, về họp ở chợ Suối Nánh nên chợ hiện để không.

 

Các chợ Mường Chiềng, Tân Pheo, Cao Sơn và đầu mối nông sản huyện được xem là hoạt động có hiệu quả, thu hút được hàng nghìn hộ kinh doanh, mua bán cố định và không thường xuyên vào chợ, người dân tham gia hoạt động mua bán, giao lưu, trao đổi hàng hóa rất đông. Tuy nhiên, cũng tại các chợ này, cơ sở hạ tầng vẫn cần được đầu tư, cải tạo. Hầu hết các chợ có diện tích nhỏ hẹp, không đảm bảo các yếu tố phụ trợ cần thiết như hệ thống thoát nước, phòng cháy - chữa cháy, điện, nước, khu vệ sinh… Trong số các chợ kể trên, chợ Mường Chiềng hoạt động hiệu quả hơn cả, tiểu thương buôn bán, kinh doanh thường xuyên tại chợ đông, nhất là trong ngày chợ phiên diễn ra tấp nập. Chợ có trên 30 gian hàng bán cố định, diện tích trên 4.000 m2, có điểm đổ rác. Nhưng theo quan sát của chúng tôi tại khu chợ không được lắp đặt hệ thống phòng cháy - chữa cháy, hệ thống thoát nước cũng không. Một hộ kinh doanh hàng tạp hóa tại chợ cho biết: vào những ngày mưa, việc trao đổi, bán mua diễn ra trong cảnh lầy lội, hết sức nhếch nhác. Chưa kể công tác vệ sinh môi trường ở chợ Mường Chiềng và nhiều khu vực chợ khác trong huyện rất kém gây ảnh hưởng đến mỹ quan và quan trọng hơn là sức khỏe của người dân.  Trong số các chợ chỉ có một vài chợ có hộ kinh doanh hợp đồng thuê người quét dọn thường xuyên, công tác vệ sinh môi trường ở nhiều chợ gần như thả nổi.

 

Để từng bước giải quyết những tồn tại trong hoạt động chợ nông thôn, huyện Đà Bắc đã tiến hành quy hoạch và xúc tiến đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ. Hiện nay, huyện đã đề nghị đầu tư, nâng cấp mặt bằng chợ Mường Chiềng với tổng kinh phí khoảng 4 tỷ đồng. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, huyện sẽ quan tâm đầu tư xây dựng, thành lập thêm một số chợ mới tại vùng có nhu cầu, có khả năng duy trì và phát triển hoạt động của chợ.

                                                                                      Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Huyện Cao Phong: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với phát triển vùng nguyên liệu

(HBĐT) - "Căn cứ vào kế hoạch của UBND tỉnh, năm 2023, huyện Cao Phong đã đăng ký thực hiện 3 sản phẩm OCOP là cao nghệ đen của HTX Ngọc Sáng, xã Bắc Phong; rượu mía Thạch Yên và rượu nếp râu Thạch Yên. Rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các sản phẩm OCOP, năm nay, huyện Cao Phong chú trọng vào những sản phẩm có tính ổn định về vùng nguyên liệu, các sản phẩm chế biến và đảm bảo sản lượng để cung cấp ra thị trường", đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết.

Thịt chua Lâm Tin - hương vị đậm đà khó quên

(HBĐT) - Vị béo ngậy, chua thanh nhẹ của thịt lợn được lên men, vị bùi của thính ngô, hương thơm của hạt dổi tạo nên hương vị đậm đà, thơm ngon khó có thể nhầm lẫn khi thưởng thức thịt chua Lâm Tin. Điều này cũng lý giải tại sao sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, sản phẩm thịt chua Lâm Tin của hộ kinh doanh Bùi Thị Tin, phố Lâm Hóa, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) ngày càng mở rộng thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao.

Thành phố Hòa Bình: Hỗ trợ nông dân xây dựng sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp Hội Nông dân TP Hoà Bình đã đẩy mạnh các hoạt động đồng hành, tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) xây dựng sản phẩm OCOP từ những nông sản thế mạnh của địa phương.

Người lao động xã Phú Thành chủ động việc làm tại chỗ

(HBĐT) - Với vị trí đường giao thông thuận tiện, người dân cần cù, tư duy nhạy bén trong khai thác, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, làm giàu, xã Phú Thành (Lạc Thủy) triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững. Trên địa bàn xuất hiện nhiều doanh nghiệp, mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu, tạo nhiều việc làm tại chỗ thu hút lao động.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công để bứt tốc

Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng xuất nhập khẩu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và phòng, chống tội phạm trên địa bàn 9 tháng năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục