Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học của anh Lê Văn Luyến có quy mô trên 150 con.

Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học của anh Lê Văn Luyến có quy mô trên 150 con.

(HBĐT) - Tình hình dịch bệnh liên tiếp xảy ra, giá cả không ổn định, nạn ô nhiễm môi trường… là những vấn đề đặt ra trong công tác chăn nuôi. Để tìm giải pháp tháo gỡ, hướng cho nông dân áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, thành phố Hòa Bình đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Đề án bắt đầu thực hiện từ năm 2011. Xã điểm xây dựng NTM Yên Mông được chọn triển khai với nguồn hỗ trợ từ chương trình khuyến khích phát triển kinh tế.

 

Theo ông Hà Văn Thiểm, Chủ tịch UBND xã Yên Mông, xuất phát từ thực tế chăn nuôi ở địa bàn, xã đã lựa chọn xóm Mị làm điểm mô hình. Từ nhiều năm nay, xóm Mị là xóm đứng đầu về chăn nuôi của xã cả về số hộ tham gia và quy mô chuồng trại. Toàn xóm có 105 hộ có tới 80 hộ chăn nuôi, tuy nhiên, trong khuôn khổ đề án chỉ có 2 hộ đảm bảo các tiêu chuẩn hỗ trợ. Cùng với quá trình làm điểm, xã mong muốn các hộ khác trong xóm, trong xã tham quan, học hỏi, qua đó có thể áp dụng vào thực tế chăn nuôi cá thể, giúp mô hình nhân ra diện rộng.

 

Anh Lê Văn Luyến ở xóm Mị là một trong 2 hộ được hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Anh Luyến cho biết: Trước đây, gia đình đã chăn nuôi với quy mô hàng trăm đầu lợn/lứa. Tuy nhiên, để triển khai theo hướng chăn nuôi thâm canh như thế này là điều mới mẻ. Với mức hỗ trợ 50 triệu đồng/mô hình, anh huy động thêm vốn liếng tự có của gia đình xây dựng hệ thống chăn nuôi có quy mô tập trung theo hướng gia trại. Nhờ thực hiện quy trình thâm canh đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó, chất thải được thu gom, xử lý bằng bể bioga nhựa nên không những hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trường mà còn tạo nguồn khí đốt dư sức phục vụ đun nấu và thắp sáng cho gia đình.

 

Hiện nay, cùng với gia đình anh Luyến, gia đình anh Hải ở xóm Mị cũng thực hiện mô hình với quy mô đàn trên, dưới 100 đầu lợn/lứa/gia trại. Riêng gia trại của anh Luyến duy trì chăn nuôi từ 150 – 160 đầu lợn/lứa. Bên cạnh đó, anh còn sản xuất giống tại chỗ nhằm chủ động về giống, kiểm soát dịch bệnh từ khâu ban đầu với tổng số 18 con lợn nái ngoại thuần chủng và nái hậu bị. Để mô hình thực hiện có hiệu quả, ngoài sự hỗ trợ, khích lệ của đề án, các gia đình ở đây đã áp dụng chăn nuôi theo đúng quy trình hướng dẫn từ con giống, thức ăn, vệ sinh phòng bệnh. Trong đó, phải đảm bảo yếu tố chuồng trại đủ tiêu chuẩn sạch, thoáng, mát, sử dụng nguồn thức ăn hợp lý, quan tâm đến biện pháp phòng bệnh cho lợn bằng tiêm phòng.

 

So với phương thức chăn nuôi bán công nghiệp hay chăn nuôi truyền thống trước đây, chăn nuôi lợn an toàn sinh học có nhiều ưu việt. Theo ông Tạ Ngọc Doanh – Phó trưởng phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình, xu thế “chăn nuôi lợn sạch”, chăn nuôi lợn an toàn sinh học ngoài tăng nguồn lợi kinh tế còn góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm, làm thay đổi ý thức, hành vi của hộ chăn nuôi về công tác vệ sinh môi trường. Hơn nữa, nguồn thực phẩm cung cấp ra thị trường đáp ứng tiêu chuẩn sạch. Thông qua tập huấn, hướng dẫn, hộ chăn nuôi đã tiếp cận và ứng dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi mới vào thực tiễn sản xuất.

 

Hiệu quả sau 1 năm thực hiện mô hình, đàn lợn lớn nhanh với trọng lượng đảm bảo có thể xuất bán sau 80 – 90 ngày/lứa, lợn sạch bệnh và được thị trường trong, ngoài tỉnh tin dùng nguồn thực phẩm. Trừ mọi chi phí, các hộ tham gia mô hình còn đảm bảo thu nhập vài trăm triệu đồng/năm. Nguyện vọng của các hộ chăn nuôi hiện nay là được hỗ trợ vốn để tiếp tục mở rộng quy mô chuồng trại, tạo điều kiện thành lập tổ hợp tác chăn nuôi xóm Mị tập hợp, liên kết hộ chăn nuôi hướng tới tìm kiếm thị trường, giảm thiểu rủi ro, tăng tối đa lợi nhuận. Đây cũng là cách tốt nhất huy động hộ tiến đến chăn nuôi bền vững.

 

                                                                    

                                                                     Bùi Minh

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục