Lãnh đạo NHCSXH Kỳ Sơn thăm mô hình làm tăm hương  của chị Khuất Thị Anh, xóm  Dụ 5, xã Mông Hóa.

Lãnh đạo NHCSXH Kỳ Sơn thăm mô hình làm tăm hương của chị Khuất Thị Anh, xóm Dụ 5, xã Mông Hóa.

(HBĐT) - Cùng với lãnh đạo NHCSXH huyện Kỳ Sơn, chúng tôi đến thăm mô hình SX tăm hương của gia đình chị Khuất Thị Anh ở xóm Dụ 5, xã Mông Hóa. Xã Mông Hóa có 17 xóm, trong đó, xóm Dụ 5 bị thu hồi đất làm KCN nhiều nhất khoảng 40%. Chị Anh cho biết: Gia đình chị có 7 khẩu, trước đấy diện tích nông nghiệp 2.600 m2, giờ bị thu hồi còn 2.000 m2, thâm canh 2 vụ lúa coi như đảm bảo lương thực.

 

Từ cuối năm 2010, qua sự giới thiệu của người quen, chị hợp đồng làm tăm hương với Công ty TNHH Việt Nam Fragances của ấn Độ tại KCN Lương Sơn. Thời gian đầu có 6 người làm đầu tư mua 6 máy làm hương và nhà xưởng diện tích 90 m2 với số vốn khoảng 200 triệu đồng. Do vừa học, vừa làm nên những tháng đầu sản lượng mới đạt 1-1,5 tấn. Những tháng sau, khi đã quen việc, sản lượng tăng lên 3-4 tấn/tháng, thu hút thêm được gần chục lao động tham gia, chia ra các công đoạn làm tăm và nhặt tăm, bình quân thu nhập từ 1,5-2 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại, cơ sở của chị Anh đang làm thủ tục vay thêm 100 triệu đồng vốn GQVL để mở rộng nhà xưởng lên 300 m2. Cơ sở của chị chủ yếu hợp đồng làm 2 loại tăm 8 inch và 9 inch, giá bán cho Công ty 19.000 đồng/kg, bình quân 1 kg tăm hương lãi 2.000 đồng. Theo chị Anh, từ vốn GQVL của NHCSXH Kỳ Sơn đã giúp chị có vốn đầu tư SX, tạo việc làm tăng thu nhập cho gia đình và một số chị em cùng xóm.

 

Hiện, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 2 KCN mới thành lập, khoảng 60 DN đang hoạt động SX-KD ở nhiều lĩnh vực khác nhau góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Mục tiêu của huyện là mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1.700 lao động nông thôn. Tuy nhiên, các cơ sở này không thể đáp ứng hết được nhu cầu việc làm của số lao động trong độ tuổi ở địa phương. Tình hình việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm giải quyết.

 

Những năm qua, để tạo việc làm cho người lao động, ngoài các chương trình đào tạo nghề, XKLĐ, trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm mở các phiên giao dịch việc làm tạo thêm cơ hội tìm kiếm việc làm cho người lao động. Huyện Kỳ Sơn còn chú trọng đến vấn đề tạo nguồn vốn cho vay GQVL, từ đó, người lao động có thể tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Để nguồn vốn đến được với người lao động, hàng năm, NHCSXH Kỳ Sơn xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia GQVL cho các xã, thị trấn. Qua đó tạo điều kiện cho các xã, thị trấn chủ động trong việc triển khai thực hiện kế hoạch được nhanh chóng và sâu rộng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý kiểm tra, báo cáo tình hình vốn cho vay chương trình GQVL từ quỹ quốc gia về việc làm cho lãnh đạo huyện có phương án đẩy mạnh lập DA, giải ngân cho vay vốn, hạn chế tình trạng ứ đọng vốn trong thời gian dài. Đồng thời, tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn, đẩy nhanh quay vòng vốn vay để tạo thêm nhiều cơ hội cho người lao động có nhu cầu  vay vốn GQVL. Theo thống kê của NHCSXH huyện   Kỳ Sơn, đến hết tháng 8/2012, ngân hàng đã giải ngân 4.336 triệu đồng cho 198 DA, góp phần tạo việc làm mới cho hơn 217    lao động.

 

Ông Nguyễn Hữu Vị, Giám đốc NHCSXH huyện Kỳ Sơn cho biết: Đa số người lao động vay vốn đều sử dụng vào mục đích mở rộng mô hình chăn nuôi, trồng trọt, khôi phục ngành nghề. Các CSSX-KD đầu tư mua sắm trang thiết bị, mở rộng CSSX, thu hút nhiều lao động vào làm việc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại tình trạng vốn chờ DA hay DA chờ vốn trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến công tác quản lý và giải ngân nguồn vốn GQVL. Cùng với đó nguồn vốn bổ sung hàng năm còn hạn chế. Sự tăng giá cả hàng hóa, tư liệu SX, nhân công... đã làm mức vốn đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc mới bị nâng cao, dẫn đến số lao động GQVL hàng năm từ quỹ quốc gia về việc làm còn thấp. Mặt khác, tình trạng dịch bệnh thiên tai thường xuyên xảy ra làm ảnh hưởng đến kế hoạch thu hồi nguồn vốn, từ đó làm cho hiệu quả vốn vay bị ảnh hưởng.

 

 

                                                                Đinh Thắng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục