Lãnh đạo BQL rừng phòng hộ Sông Đà cùng cán bộ UBND xã thăm mô hình làng, xóm bảo vệ rừng ở xã Tân Mai (Mai Châu).

Lãnh đạo BQL rừng phòng hộ Sông Đà cùng cán bộ UBND xã thăm mô hình làng, xóm bảo vệ rừng ở xã Tân Mai (Mai Châu).

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà, tổng diện tích bảo vệ rừng tự nhiên của 20 xã thuộc lưu vực hồ Hòa Bình là 16.436,89 ha. Tuy nhiên, theo Quyết định số 390/QĐ-UBND ngày 4/4/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch vốn chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững năm 2012, diện tích rừng tự nhiên được đầu tư bảo vệ là 249,9 ha, như vậy còn 16.207 ha rừng tự nhiên thuộc lưu vực hồ Hòa Bình chưa được phê duyệt đầu tư bảo vệ.Vì vậy, thời gian vừa qua, việc bảo vệ rừng cũng gặp nhiều khó khăn cho BQL, còn người dân trong vùng lòng hồ không có tiền trợ cấp cho việc bảo vệ rừng.

 

Thực hiện chủ trương của Nhà nước về tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng bền vững, ngành NN&PTNT đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện nơi có rừng tuyên truyền bảo vệ rừng tại gốc. Trong đó, chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại tỉnh gồm 2 phần: dự án chuyển tiếp và dự án khởi công mới, cụ thể: chăm sóc rừng trồng đến năm thứ 4 là 166,4 ha; bảo vệ rừng trồng năm thứ 5 là 56,6 ha; bảo vệ rừng tự nhiên 30,68 ha; từ năm thứ 5 có nguy cơ xâm hại cao là 10.280 ha. Phần dự án khởỷi công mới dự kiến giai đoạn 2013 là 3.320 ha và trồng rừng mới năm 2014, 2015 mỗi năm 1.000 ha. Với diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng mới hàng năm khá lớn nên từ khi triển khai dự án, Nhà nước đều có nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng của người dân các xã thuộc vùng lòng hồ theo từng năm trước đây là 100.000 đồng/ha và từ năm 2011 là 200.000 đồng/ha. Từ đầu năm 2012 đến nay, chính quyền và nhân dân các xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, tổ chức bảo vệ rừng từ gốc nên diện tích rừng trên địa bàn được bảo vệ tốt, không để xảy ra tình trạng xâm hại rừng. Tuy nhiên, 20 xã vẫn chưa được nhận tiền chi trả bảo vệ rừng đến từng cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, bản. Nguyên nhân dẫn đến việc chậm chi trả tiền bảo vệ rừng cho bà ở các xã vùng lòng hồ sông Đà do năm 2012, chương trình bảo vệ phát triển rừng bền vững không có vốn đầu tư cho hạng mục bảo vệ rừng vùng hồ. Hiện tại, BQL đang xây dựng dự án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP để trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện. Đồng chí Đặng Văn Hải, Trưởng BQL rừng phòng hộ sông Đà cho biết: Để triển khai mục tiêu bảo vệ rừng bền vững theo kế hoạch, BQL đã phối hợp cùng với UBND các xã tập trung hỗ trợ người dân cải thiện sinh kế, khuyến khích người dân tích cực tham gia vào các chương trình của dự án đang triển khai. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị cấp trên cấp kinh phí đầu tư bảo vệ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ theo chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đã được quy hoạch. 

Anh Triệu Văn Lý, Trưởng xóm Nánh, xã Tân Mai (Mai Châu) cho biết: xóm có hương ước chung trong việc trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng tại gốc. Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì tiền bảo vệ rừng cho các hộ dân năm 2012 đến nay vẫn chưa được nhận. Nếu như tình trạng này còn kéo dài rừng sẽ trở thành vô chủ, lúc đó, các hoạt động khai thác rừng trái phép sẽ diễn ra, ảnh hưởng đến xói mòn, bồi lắng và hoạt động của Nhà máy thủy điện Hòa Bình. Anh Đinh Công Chiến, Trưởng xóm Suối Lốn, xã Tân Mai cho biết: xóm có diện tích rừng khoảng 70 ha, có 56 hộ gia đình trong xóm đều tham gia bảo vệ và giữ rừng. Năm 2011, xóm được Nhà nước trợ cấp hơn 15 triệu đồng bảo vệ rừng, nhưng đến thời điểm này, tiền bảo vệ rừng của năm 2012 vẫn chưa được nhận. Tuy số tiền chia đều cho các hộ gia đình trong xóm không nhiều nhưng cũng phần nào đó để giúp người dân trong xã cùng chung sức giữ rừng, tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hiện tượng phá rừng, đấu tranh với lâm tặc. Người dân cũng mong muốn Nhà nước và các cấp, ngành quan tâm tiếp tục đầu tư, hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng để nhân dân ổn định cuộc sống, yên tâm giữ rừng. Anh Đinh Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Tân Mai cho biết: Để người dân cùng tham gia bảo vệ rừng, ngoài công tác TTPBGDPL, xã luôn tạo điều kiện để nhân dân có thêm thu nhập, vì không chỉ Tân Mai nói riêng mà cả 20 xã vùng lòng hồ nói chung, đời sống người dân đều khó khăn. Thực tế cho thấy, ở nơi nào có người dân cùng tham gia bảo vệ rừng thì ở nơi đó ít xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan đến rừng. Dựa vào sức dân, tạo điều kiện để người dân tham gia bảo vệ rừng đã trở thành một biện pháp quan trọng hàng đầu trong quản lý, bảo vệ rừng.  

Đồng chí Đặng Văn Hải, Trưởng BQL rừng phòng hộ sông Đà cho biết thêm: Toàn tỉnh có 20 xã nằm trong vùng lòng hồ, công tác quản lý, bảo vệ rừng được BQL ký với xã, xóm bảo vệ rừng và được giữ rừng tại gốc nhưng nguồn kinh phí cho người dân trực tiếp thực hiện công tác  bảo vệ rừng hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. BQL đã kiến nghị với các cấp, ngành sớm thi hành các chính sách hưởng lợi từ rừng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đầu tư bảo vệ rừng và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Đồng thời, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo tại các xã vùng lòng hồ, lồng ghép với các dự án của Trung ương, của tỉnh để địa phương và người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Như vậy, người dân mới hết lòng tham gia trồng và  bảo vệ rừng.  

 

                                                                                      Lưu An

 

Các tin khác


Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Khu công nghiệp Nhuận Trạch

(HBĐT) - Kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Nhuận Trạch (Lương Sơn) mới đây, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo đưa KCN này là công trình dự án trọng điểm của tỉnh để tập trung chỉ đạo, xây dựng KCN Nhuận Trạch trở thành hình mẫu về phát triển hạ tầng công nghiệp đồng bộ, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế bền vững.

Hơn 700 đại biểu sẽ tham dự hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng” sẽ chính thức diễn ra vào ngày 28/5 với sự tham gia của hơn 700 đại biểu.

Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt trên 671 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 4 tháng đầu năm 2023, doanh số cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) trên địa bàn tỉnh đạt 88,2 tỷ đồng/4.559 lượt khách hàng vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ cho vay NS&VSMTNT đạt trên 671 tỷ đồng/38.451 khách hàng còn dư nợ.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 26/5, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã làm việc với phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, do ông Mario Ronconi, Vụ trưởng phụ trách Nam Á - Đông Nam Á tại Cục châu Á - Thái Bình Dương - Trung Đông thuộc Tổng cục Đối tác quốc tế làm trưởng đoàn, nhằm giới thiệu, trao đổi về tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như cơ hội hợp tác giữa Hoà Bình và Liên minh châu Âu. 

Tổng kết Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 26/5, tổ chức Helvetas, Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn CCRD phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tham dự có đại diện Liên minh Châu Âu, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành...

Phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa, quy mô lớn

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2021 - 2023, sản xuất trồng trọt của tỉnh đạt được những kết quả tích cực; từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, gắn với thị trường, phát triển bền vững. Quy mô sản xuất các loại cây trồng có giá trị hàng hoá và xuất khẩu ngày càng mở rộng, bước đầu hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, tăng hiệu quả sản xuất, năng suất lao động nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục