Người lao động đến tìm hiểu thông tin dạy nghề, việc làm tại Sàn giao dịch huyện Kỳ Sơn lần thứ nhất năm 2013.

Người lao động đến tìm hiểu thông tin dạy nghề, việc làm tại Sàn giao dịch huyện Kỳ Sơn lần thứ nhất năm 2013.

(HBĐT) - Có mặt tại Sàn giao dịch việc làm được tổ chức lần đầu tiên trên địa bàn huyện Kỳ Sơn vừa qua mới thấy tâm trạng háo hức, mong chờ của đông đảo người lao động, đặc biệt là ĐV-TN.

 

Anh Đinh Công Bịnh, Bí thư chi đoàn thanh niên xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến chia sẻ: Hiện nay, thực trạng thanh niên sau khi học xong, không có việc làm ổn định, bỏ đi làm ăn xa. Thực tế nhiều người có mức lương thấp, cuộc sống khó khăn, nguy cơ cao mắc tệ nạn xã hội. Thanh niên chúng tôi mong muốn có những sàn giao dịch được mở tại địa bàn để có nhiều cơ hội lựa chọn, tìm việc làm phù hợp với trình độ, năng lực và sở trường của mình. Đây không phải là tâm trạng của Bịnh mà là mong muốn của hàng trăm ĐV-TN. Không tìm hiểu thông tin từ nhiều đơn vị tuyển dụng, em Đinh Văn Long, xã Phúc Tiến chỉ một mực tìm bàn tuyển dụng của Công ty CP Japfa Comfeed đóng trên địa bàn xã Dân Hòa với mong muốn có việc làm, thu  nhập ổn định lại được ở gần gia đình...

 

Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức Sàn giao dịch Kỳ Sơn cho biết: Kỳ Sơn có lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm gần 60% dân số. Trong thời gian qua, công tác lao động - việc làm của huyện luôn được quan tâm với việc thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động đến năm 2020; giới thiệu một số doanh nghiệp có chức năng đưa lao động đi xuất khẩu nước ngoài; các doanh nghiệp đầu tư tại huyện đã tuyển dụng nhiều lao động địa phương; giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động sau khi học nghề. Theo thống kê của phòng LĐ-TB&XH huyện, tính đến hết tháng 6, toàn huyện có 19.773 người trong độ tuổi lao động. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế có 7.250 người. Tổng số lao động được tạo việc làm 425 người. Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp 1.525 người. Hàng năm, bình quân có khoảng 800 lao động được giải quyết việc làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 30%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt gần 20%. Căn cứ vào thống kê trên cho thấy, số lao động có nhu cầu giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và đạo tạo nghề (có tay nghề kỹ thuật) trên địa bàn còn rất thấp. Nhu cầu việc làm của các đối tượng trên địa bàn huyện rất cần thiết, nhất là học sinh sau khi tốt nghiệp THPT không tiếp tục học ĐH, CĐ; NLĐ trong thời gian nông nhàn; các hộ sau thu hồi đất cho dự án; việc chuyển đổi ngành nghề theo hướng CNH-HĐH và xây dựng NTM đang là chủ trương được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn. Điều này đòi hỏi cần tạo ra nhiều ngành nghề và việc làm đa dạng, giúp người dân có việc làm ổn định. Trên thực tế, các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn cũng có nhu cầu tuyển dụng nhiều. Như vậy, để tạo điều kiện người lao động và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong và ngoài tỉnh gặp nhau. Qua đó nhằm trao đổi, tư vấn, hướng nghiệp trực tiếp. Để người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, dạy nghề phù hợp với điều kiện của mình. Việc tổ chức sàn giao dịch việc làm trên địa bàn là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, người lao động, đặc biệt là lực lượng ĐV-TN.

 

Tham gia sàn giao dịch việc làm huyện Kỳ Sơn lần thứ nhất năm 2013 có 47 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề, trung tâm giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh. Trong đó có 27 doanh nghiệp tổ chức phỏng vấn trực tiếp tại Sàn giao dịch, còn lại là các doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng. Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề gần 5.000 người. Trong đó, 33 người đại học; cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật 619 người, 2.921 lao động phổ thông và tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo nghề 1.350 người. Đã có trên 500 lao động chủ yếu là các ĐV-TN đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Theo đồng chí Nguyễn  Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện, tại Sàn giao dịch việc làm, người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm, tìm hiểu thông tin về thị trường lao động, học nghề và điều kiện làm việc, chế độ, chính sách đối với người lao động. Đây thực sự là cơ hội tốt để người lao động trên địa bàn nắm bắt cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp.

                              

 

                                                                        Linh Trang

 

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục