Từ hiệu quả của mô hình chăn nuôi vịt bầu Bến, hộ tham gia mô hình xã Hợp Thanh (Lương Sơn) tiếp tục nhân rộng, duy trì, phát triển giống vịt quý hiếm địa phương

Từ hiệu quả của mô hình chăn nuôi vịt bầu Bến, hộ tham gia mô hình xã Hợp Thanh (Lương Sơn) tiếp tục nhân rộng, duy trì, phát triển giống vịt quý hiếm địa phương

(HBĐT) - Ngày 10/10, tại xã Hợp Thanh, phòng NN & PTNT huyện Lương Sơn phối hợp với Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên – Viện Chăn nuôi tổ chức tổng kết mô hình vịt bầu Bến tại 3 xã vùng Nam Lương Sơn (Cao Dương, Cao Thắng, Hợp Thanh).

 

Triển khai từ tháng 6 – 9/2013, mô hình chăn nuôi vịt bầu Bến có tổng kinh phí trên 83 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 80% con giống, 40% thức ăn và 40% thuốc thú y, còn lại do các hộ tham gia mô hình đầu tư. Với quy mô 1.000 con giống, có 5 hộ tham gia trên địa bàn 3 xã Cao Thắng, Hợp Thanh, Cao Dương. Quá trình chăn nuôi, các hộ được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh. Kết quả cụ thể của mô hình: tỷ lệ sống đạt gần 90%, trọng lượng bình quân 2,2 kg/con. Đặc biệt sức đề kháng của vịt với dịch bệnh tốt, thích nghi rộng, chất lượng sản phẩm thịt, trứng có độ dinh dưỡng cao, thịt trắng, thơm ngon phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Sơ bộ tính toán, trừ mọi chi phí, hộ chăn nuôi thu lãi khoảng 30%. Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy kinh tế hộ, mô hình có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục và duy trì, phát triển giống vịt bầu Bến quý hiếm có nguồn gốc địa phương. Được biết, đây là giống vịt nội ở vùng Chợ Bến, là giống kiêm dụng thịt - trứng, có màu lông cánh sẻ sẫm, đầu to, cổ dài vừa phải, mỏ màu vàng - xám, chân thấp, trọng lượng khi trưởng thành đạt từ 2 – 2,5 kg, sản lượng trứng  đạt từ  90 – 110 trứng/năm, nuôi tốt sẽ đạt 120 – 135 trứng/năm.

Tại hội nghị tổng kết, đại biểu các xã vùng Nam Lương Sơn đã đề nghị tiếp tục được mở rộng mô hình, trở thành sản phẩm hàng hóa, từng bước xây dựng thương hiệu vịt, chỉ giới địa chính vịt bầu Bến huyện Lương Sơn.

 

 

                                                                   Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục