Giống tẻ Thái được nhóm sản xuất giống xã Đông Bắc (Kim Bôi) đưa vào nghiên cứu được ưa chuộng trên thị trường cung ứng giống của tỉnh.

Giống tẻ Thái được nhóm sản xuất giống xã Đông Bắc (Kim Bôi) đưa vào nghiên cứu được ưa chuộng trên thị trường cung ứng giống của tỉnh.

(HBĐT) - Theo tiến sĩ Ngô Tiến Dũng, Cục phó Cục BVTV (Bộ NN & PTNT), giống lúa có vai trò quyết định năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình giống nông hộ do tổ chức OXPAM Đoàn kết Bỉ hỗ trợ với mục đích bảo tồn giống gen lúa đặc sản của địa phương, giảm chi phí và tạo điều kiện cho nông dân chủ động về giống, chủ động vụ mùa sản xuất.

 

Chương trình được thực hiện tại 3 huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, mỗi huyện có 3 xã tham gia gồm Quy Hậu, Thanh Hối, Phong Phú (Tân Lạc), Hợp Kim, Đông Bắc, Vĩnh Đồng (Kim Bôi), Văn Sơn, Tân Lập, Nhân Nghĩa (Lạc Sơn).

 

Từ năm 2008 đến nay, các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ Hội và nhóm nông dân được chú trọng. Cơ quan chuyên môn đã đào tạo kỹ thuật nghiên cứu đồng ruộng, chọn tạo, sản xuất giống lúa từ lai tạo giống, chọn dòng phân ly, phục tráng giống, khảo nghiệm và so sánh giống cho nông dân theo phương pháp hiện trường, tập huấn chuyên sâu cho nhóm nông dân nòng cốt về duy trì, mở rộng các nghiên cứu, phương pháp, kỹ năng tổ chức, duy trì hoạt động nhóm, tập huấn kiến thức, phương pháp, kỹ năng quản lý, điều hành, hạch toán kinh tế, marketing sản phẩm, kỹ năng bán hàng, khuyến nghị chính sách, vận động chính sách, tham gia thiết kế, điều hành các cuộc họp, toạ đàm, hội thảo theo phương pháp có sự tham gia.

 

Từ đó, nông dân thực hiện các nghiên cứu, lai tạo giống lúa. Cụ thể, các nhóm sản xuất giống đã lai tạo 14 cặp lai, chọn được 26 dòng triển vọng (dòng thuần) với diện tích 1,3 ha. Đồng thời đưa 37 giống vào khảo nghiệm và so sánh, đến nay chọn được một số giống như: VS10, VS23, tẻ Thái, BTH3, BGTH1, BTH2, F8, tẻ thơm... có năng suất bình quân 55 tạ/ha, tổng diện tích 8,5 ha, số lượng giống sản xuất 42,7 tấn. Bên cạnh đó, phục tráng 28 giống như HT9, MCP2, Quà Voòng, nếp cẩm, BHT2, BGTH1, BC15, Khang dân Q5, CR 203, nếp, Xi 26... trên tổng diện tích nghiên cứu 8,5 ha, sản xuất ra 330 tấn giống. Trong 5 năm, với tổng diện tích sản xuất 838 ha, các nhóm đã trao đổi 449 tấn giống, số giống tham gia nghiên cứu 43 giống, 57 dòng, trong đó, 12 giống được nông dân ưa thích, 16 dòng nông dân tiếp tục nghiên cứu, khoảng 35% nông dân trong tỉnh sử dụng giống lúa nông hộ, 60 - 65% nông dân tại 9 xã, 3 huyện dự án sử dụng giống lúa nông hộ. Cùng chung mục đích và sở thích, tại 9 xã của 3 huyện đã thành lập được 24 nhóm sản xuất giống nông hộ, mỗi nhóm có 30 thành viên. Điều đáng mừng là dựa trên các nhóm sản xuất giống nông hộ, tại xã Đông Bắc, Hợp Kim (Kim Bôi) và Phong Phú (Tân Lạc) đã thành lập được 3 HTX dịch vụ nông nghiệp.

 

Đồng chí Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch Hội ND tỉnh nhấn mạnh: Thông qua chương trình sản xuất giống nông hộ, nông dân tham gia nhóm sản xuất giống lúa được đào tạo kỹ thuật sản xuất giống, có điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất giống với nông dân khác, qua các địa phương có kinh nghiệm tốt về sản xuất giống và hưởng một số hỗ trợ nguồn lực từ các bên liên quan. Đáng chú ý, giống lúa được khảo nghiệm tại địa phương nên phù hợp với chất đất, tiểu vùng khí hậu, có nhiều ưu điểm so với giống nhập như thời gian sinh trưởng ngắn, kỹ thuật thâm canh đơn giản, không cần nhiều thuốc BVTV, phân bón, năng suất không thua kém các giống khác, gạo ngon, khả năng kháng sâu bệnh tốt...

 

Sau 5 năm thực hiện, việc sản xuất giống nông hộ góp phần thay đổi tập quán sản xuất, giúp nông dân vùng dự án tiếp cận nhanh tiến bộ kỹ thuật, chủ động được giống có chất lượng và thích ứng điều kiện canh tác ở địa phương, góp phần lưu trữ, phát triển nguồn gen quý của các giống đặc sản địa phương, lưu truyền kinh nghiệm và văn hoá sản xuất lúa ở cộng đồng. Đồng thời, làm thay đổi nhận thức, thái độ của bà con trong phát triển nông nghiệp, linh hoạt, chủ động liên kết thành lập nên các nhóm nông dân có cùng sở thích sản xuất giống phục vụ cho cá nhân và cộng đồng. Với chi phí giống thấp, bà con có khả năng tiếp cận giống nông hộ tốt, giảm nguy cơ bỏ đất hoang do không tiếp cận giống ngoại giá cao.

 

 

                                                                        

                                                                               Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục