Gia đình bà Nguyễn Thị Thanh, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) trồng 6.000 m2  cam lòng vàng, cam canh. Hiện nay, cam lòng vàng đang thu hoạch, ước thu về khoảng 400 triệu đồng.

Gia đình bà Nguyễn Thị Thanh, khu 1, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) trồng 6.000 m2 cam lòng vàng, cam canh. Hiện nay, cam lòng vàng đang thu hoạch, ước thu về khoảng 400 triệu đồng.

(HBĐT) - Cao Phong đang bước vào mùa thu cam. Thương lái muôn nơi bắt đầu tìm đến các hộ trồng cam để “nhập hàng”. Dọc QL 6, đoạn qua thị trấn Cao Phong, cam được bày bán ngăn nắp, khách mua cam dập dìu. Thương hiệu tiếp tục được khẳng định, cam Cao Phong tự tin bước vào thị trường. Vụ này, cam tiếp tục được mùa, được giá. Hiện nay, dân trồng cam đang tập trung thu hoạch cam lòng vàng.

 

Nhà bà Nguyễn Thị Thanh, khu 1, thị trấn Cao Phong có 6.000 m2, trồng 300 gốc cam lòng vàng và 300 cây cam Canh. Năm 2012, bắt đầu cho thu hoạch, từ 2 loại cam đem lại doanh thu 200 triệu đồng. Bà Thanh cho biết: Mới đầu vụ, khách mua cam đã vào tận vườn đặt hàng, giá từ 18-20.000 đồng/kg. Năm nay, Cao Phong được mùa cam. Mới năm thứ 2 thu cam, cây ít cũng được 80 kg, cây sai lên tới 120 kg, cho thu khoảng 20 tấn cam lòng vàng, như vậy cũng đạt doanh thu cỡ gần 400 triệu đồng. Bà Thanh cởi mở: Nhiều năm trước, cam Cao Phong lép vế các loại cam khác. Giờ thì đã khẳng định được thương hiệu. Nhiều hộ trồng cam đang trồng cam theo tiêu chuẩn VietGap, để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.  

 

Không có diện tích lớn như gia đình bà Thanh, gia đình anh Lại Văn Diễm, thị trấn Cao Phong chỉ có 2.000 m2 với 100 gốc cam. Anh Diễm bộc bạch: Vì chỉ có diện tích nhỏ nên gia đình tập trung chăm sóc cây cam theo đúng kỹ thuật. Đây cũng đã là năm thứ 4 gia đình trồng và là năm thứ 2 cho thu hoạch. Gia đình anh dự tính sẽ thu về từ 7- 8 tấn. Với giá bán tại vườn từ 19- 20.000 đồng/kg, gia đình anh chắc chắn thu về 150 triệu đồng. Đó chỉ là 2 trong tổng số hàng trăm hộ gia đình đang có thu nhập khá từ trồng cam ở Cao Phong. Theo Phòng NN&PTNT Cao Phong, huyện đã hình thành vùng cam hàng hóa. Từ trồng cam, người dân bỏ túi cả trăm tỷ đồng/năm. Gia đình nào có đất trồng cam là có của ăn, của để, vài nghìn m2 cũng có vài trăm triệu, cỡ 1 ha trở lên có thể thu hoạch cả tỷ đồng. Bây giờ người dân đã làm chủ KHKT, chịu khó đầu tư thâm canh, nên năng suất, chất lượng và sản lượng không ngừng tăng. Năm ngoái, sản lượng cỡ 1.400 tấn, năm nay, Cao Phong có 900 ha cam, trong đó có khoảng 500 ha cam kinh doanh, sản lượng dự tính khoảng 16.000 tấn. Với giá đầu vụ tương đương năm ngoái, người trồng cam sẽ mua ô tô đời mới, xây nhà tiền tỷ không mấy khó khăn gì. Thị trấn Cao Phong một trong những nơicó thu nhập bình quân đầu người cao nhất tỉnh. Đồng chí Nguyễn Hồng Thủy, Chủ tịch UBND thị trấn Cao Phong cho biết: Nhân dân thị trấn có vốn, kỹ thuật đang triển khai mô hình liên kết với người dân các xã có đất ở trong vùng để mở rộng diện tích cam, chia doanh thu, lợi nhuận 50/50. Nhiều hộ gia đình thị trấn đã thành công ở mô hình này. Năm 2012, cả thị trấn có 39 hộ đạt doanh thu trên tỷ đồng, chủ yếu doanh thu từ trồng cam như ông Phạm Hồng Ngân, thu 1,3 tỷ đồng, Phạm Đức Thái thu 1,8 tỷ đồng, Đặng Thị Thu 3 tỷ đồng, Nguyễn Văn Sơn 3 tỷ, Bùi Văn Tiến 4 tỷ đồng... Năm nay, được mùa, được giá sẽ có thêm nhiều hộ có thu nhập tiền tỷ từ trồng cam.

 

Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Phạm Văn Long cho biết: Cam và một số cây có múi được xác định là cây chủ lực mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Huyện đang phối hợp với các sở, ngành và các tổ chức phát triển thương hiệu Cam Cao Phong; xây dựng và triển khai một số cơ chế, chính sách phát triển và nâng cao hiệu quả trồng cam.

 

 

                                                       Hương Lan

 

 

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục